Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Năm tới dự kiến có 3 cách tuyển sinh

Posted: 14 Dec 2011 07:09 AM PST

Tin từ Bộ GD-ĐT ngày 14/12, để chuẩn bị cho mùa
tuyển sinh năm 2012 ngoài phương án

tăng khối thi đã công bố,
Bộ dự
kiến thêm 2 phương án để các trường chọn lựa. Cụ thể, các trường đủ năng lực sẽ
tổ chức thi tuyển riêng và xét tuyển tích hợp hai khối có trùng môn thi ĐH.

Ảnh: Lê Anh Dũng


Cả ba phương án sẽ được trưng cầu ý kiến tại hội
nghị tuyển sinh diễn ra trong tháng 1/2012.

Theo Bộ GD-ĐT,
phương án thứ nhất Bộ đưa ra là kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012 sẽ bổ sung
thêm một số khối thi để đáp ứng tốt hơn yêu cầu kiểm tra năng lực đầu vào của
ngành đào tạo. Thực hiện phương án này, các trường vẫn thi chung đề, chung đợt và
chung kết quả thi.

Phương án thứ
hai là các trường tự tổ chức thi riêng. Với những trường thực hiện phương án này,
học sinh sẽ không có cơ hội đăng kí xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ cùng khối
thi. Tuy nhiên, theo thông tin từ Bộ này, thì đến negative vẫn chưa có trường ĐH nào
đăng kí tổ chức thi riêng.

Phương án thứ ba
sẽ trưng cầu ý kiến các trường được Bộ dự kiến thực hiện là xét tuyển tích hợp
giữa các khối. Cụ thể, với thí sinh thi khối A (Toán, Lí, Hóa), khối B (Toán,
Hóa, Sinh) sẽ được thêm cơ hội xét tuyển lấy điểm Toán, Hóa (khối A) cộng điểm
môn Sinh (khối B) để xét tuyển vào các trường trong vùng tuyển. Tuy nhiên,
phương án này đưa ra có nhiều ý kiến cho rằng khó cho người thực hiện, dễ nhầm
lẫn.

Việc chốt phương
án nào sẽ được quyết định tại hội nghị tuyển sinh diễn ra trong tháng 1 năm 2012.

Vẫn theo Bộ
GD-ĐT, mùa tuyển sinh năm 2011 có rất nhiều trường ĐH, CĐ lâm cảnh tuyển không
đủ chỉ tiêu. Thậm chí có trường CĐ chỉ tuyển được 7 thí sinh…

  • Kiều Oanh

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/52679/nam-toi-du-kien-co-3-cach-tuyen-sinh.html

7 đề án để xây dựng đội ngũ giáo viên

Posted: 14 Dec 2011 07:09 AM PST

Theo Bộ GD-ĐT, hiện negative trong 133 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trên cả nước, có 14 trường đại học sư phạm (SP) và 39 trường cao đẳng SP.

Ở các trường đại học SP hiện có 4.490 giảng viên; trong đó: 5,2% có chức danh giáo sư, phó giáo sư; 13,7% có trình độ tiến sĩ, tiến sĩ khoa học và 48,7% có trình độ thạc sĩ. Ở các trường cao đẳng SP hiện có 3.543 giảng viên; trong đó: 0,07% có chức danh giáo sư, phó giáo sư; 0,93% có trình độ tiến sĩ và 36,89% có trình độ thạc sĩ.

Bên cạnh những thành tựu cơ bản, các trường SP vẫn còn một số yếu kém, bất cập trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển trường, trong xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên, tổ chức thực hiện các hoạt động nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế. Đặc biệt, các trường SP còn chưa chú trọng đúng mức việc rèn luyện lí tưởng, phẩm chất đạo đức của sinh viên và việc đào tạo nghiệp vụ SP; nội dung đào tạo SP chưa đáp ứng yêu cầu của giáo dục phổ thông, giáo dục mầm non; chậm đổi mới phương pháp đào tạo và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên; kết quả nghiên cứu khoa học giáo dục còn hạn chế.

Trước những thực trạng nêu trên, Bộ GD-ĐT triển khai thực hiện Chương trình phát triển ngành SP và các trường SP từ năm 2011 đến năm 2020 nhằm nâng cao năng lực của cả hệ thống các trường SP, lực lượng chủ yếu đáp ứng nhiệm vụ: “xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng” như đã nêu trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng.

Nội dung của Chương trình thể hiện ở 7 đề án là: Củng cố mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên; tăng cường cơ sở vật chất của các trường SP; Phát triển đội ngũ giảng viên các trường, khoa SP; Đổi mới công tác quản lý và điều hành các cơ sở đào tạo giáo viên; Nâng cao vai trò của các trường SP trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên; Tăng cường vai trò của các trường SP trong công tác bồi dưỡng hiệu trưởng trường mầm non, phổ thông và giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên và công chức sở, phòng giáo dục và đào tạo (gọi chung là cán bộ quản lý giáo dục); Nâng cao chất lượng hoạt động khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế của các trường SP; Kiểm định chất lượng các trường SP.

Thời gian thực hiện sẽ chia là hai giai đoạn từ 2011 – 2015 và giai đoạn từ 2016 – 2020. Tổ chức tổng kết thực hiện Chương trình vào cuối năm 2020.

Hồng Hạnh

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-547516/7-de-an-de-xay-dung-doi-ngu-giao-vien.htm

Phê duyệt chương trình phát triển ngành sư phạm 2011

Posted: 14 Dec 2011 07:08 AM PST

(GDTĐ)- Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận vừa ký quyết định phê duyệt chương trình phát triển ngành sư phạm và các trường sư phạm từ năm 2011 đến năm 2020.

Sinh viên ĐHSP Huế
Sinh viên ĐHSP Huế

Mục tiêu của chương trình là phát triển ngành sư phạm Việt Nam tiên tiến, hiện đại, đủ năng lực đáp ứng nhu cầu phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục của hệ thống giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và trung cấp chuyên nghiệp giai đoạn 2011-2020. Xây dựng các trường đại học sư phạm trở thành các trung tâm sáng tạo, đổi mới căn bản và toàn diện của ngành sư phạm cả nước. Tăng cường sự gắn kết giữa hệ thống các trường, khoa sư phạm với hệ thống giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và các cấp quản lý giáo dục để bảo đảm sự đồng bộ trong việc xây dựng và triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới và chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015.

Nội dung của Chương trình thể hiện ở 7 đề án: Củng cố mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên; tăng cường cơ sở vật chất của các trường sư phạm; Phát triển đội ngũ giảng viên các trường, khoa sư phạm; Đổi mới công tác quản lý và điều hành các cơ sở đào tạo giáo viên; Nâng cao vai trò của các trường sư phạm trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên; Tăng cường vai trò của các trường sư phạm trong công tác bồi dưỡng hiệu trưởng trường mầm non, phổ thông và giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên và công chức sở, phòng giáo dục và đào tạo; Nâng cao chất lượng hoạt động khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế của các trường sư phạm; Kiểm định chất lượng các trường sư phạm

Cụ thể, sẽ đầu tư cơ sở vật chất để xây dựng, bố trí phòng làm việc riêng cho giáo sư, phó giáo sư (ít nhất 10m2/người). Đến 2020 tất cả các cơ sở đào tạo giáo viên đều có thư viện điện tử hoạt động hiệu quả. Đến năm 2015, 100% giảng viên đại học sư phạm đạt trình độ thạc sĩ trở lên, trong đó ít nhất 20% đạt trình độ tiến sĩ; năm 2020, ít nhất có 45% giảng viên đại học sư phạm đạt trình độ tiến sĩ. Đến năm 2015, 50% giảng viên cao đẳng sư phạm đạt trình độ thạc sĩ trở lên, trong đó ít nhất 5% đạt trình độ tiến sĩ; đến năm 2020, ít nhất 80% đạt trình độ thạc sĩ trở lên, trong đó ít nhất 25% trình độ tiến sĩ. Tỷ lệ sinh viên/giảng viên các trường đại học, cao đẳng sư phạm không quá 20/1 vào năm 2020.

Đến năm 2012 các cơ sở đào tạo giáo viên đều có chương trình đào tạo mới, đáp ứng yêu cầu đào tạo giáo viên phục vụ chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông sau năm 2015. Đến năm 2015 các trường sư phạm có đủ giáo trình chất lượng cho tất cả các môn học; …

Đề án chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 2011-2015: Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển ngành sư phạm và các trường sư phạm từ năm 2011 đến năm 2020 và các Ban chủ nhiệm Đề án thuộc Chương trình; xác định tổng kinh phí thực hiện Chương trình từ năm 2011 đến năm 2020. Xây dựng, trình Bộ trưởng phê duyệt các đề án thuộc Chương trình; lập và duyệt kế hoạch hoạt động và dự toán kinh phí của các đề án thuộc Chương trình. Triển khai kế hoạch hoạt động của các đề án thuộc Chương trình gắn với các hoạt động thường xuyên của quá trình xây dựng, phát triển ngành sư phạm và các trường sư phạm. Tổ chức sơ kết giai đoạn 2011-2015 vào cuối năm 2015.

Giai đoạn 2016-2020, tiến hành điều chỉnh các nội dung cần thiết của Chương trình và của các đề án thuộc Chương trình. Tiếp tục triển khai các đề án thuộc Chương trình gắn với các hoạt động thường xuyên của quá trình xây dựng, phát triển ngành sư phạm và các trường sư phạm. Tổ chức tổng kết thực hiện Chương trình vào cuối năm 2020.

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3222/201112/Phe-duyet-chuong-trinh-phat-trien-nganh-su-pham-2011-2020-1956776/

Học sinh lớp 3 không đọc được chữ cái

Posted: 14 Dec 2011 07:08 AM PST

Học sinh lớp 3 không đọc được chữ cái

TT – Theo phản ảnh của nhiều giáo viên, tại Trường tiểu học An Bình B, xã An Bình, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) có khá nhiều học sinh bị "ngồi nhầm lớp". Nghiêm trọng nhất là một số học sinh lớp 3 không đọc được bảng chữ cái, còn học sinh lớp 5 không biết làm toán. Thế nhưng bài kiểm tra vẫn được chấm… 10 điểm!

Chúng tôi gặp em Nguyễn Thị Kim Chi tại nhà ở ấp An Định, xã An Bình. Chi là học sinh lớp 3/1. Khi đưa bảng chữ cái và đề nghị Chi đọc thì em chỉ đọc được vài chữ. Các chữ cái "m, n, h…" Chi nhìn rồi… cười. Lấy sách giáo khoa lớp 3, chỉ bất kỳ chữ nào có ba chữ cái như "hai, thầy, hay", thậm chí tên của mình (Chi) em cũng không đọc được.

Trong khi đó, Mai Phước Thiện, học sinh lớp 5/1, không làm toán được. Mẹ Thiện lấy hai bài kiểm tra toán được điểm 10 ngày 7-12 và yêu cầu em làm lại một bài bất kỳ. Thật bất ngờ là Thiện bảo không làm được và thừa nhận đã chép bài giải trong sách hướng dẫn ra chứ không hiểu gì. Chẳng hạn phép tính: 5,28: 4 =? thì Thiện chỉ cắn bút.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Vương Thành Chia – hiệu trưởng Trường tiểu học An Bình B – thừa nhận có nghe giáo viên phản ảnh về tình trạng học sinh yếu. Tuy nhiên yếu cỡ nào, ai yếu thì ông nói sẽ kiểm tra lại.

THANH TÚ

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/469201/Hoc-sinh-lop-3-khong-doc-duoc-chu-cai.html

Sai 3 năm bị đóng cửa trường

Posted: 14 Dec 2011 07:08 AM PST

Sai 3 năm bị đóng cửa trường

TT – Kết quả kiểm tra các trường ĐH, CĐ đầu tiên trong đợt rà soát cam kết về chất lượng đối với các trường thành lập từ năm 1998-2010 của Bộ GD-ĐT cho thấy còn quá nhiều bất ổn ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

Được thành lập gần 15 năm nhưng đến negative cơ sở vật chất của Trường ĐH Văn Hiến vẫn rất tạm bợ. Đây là một trong những trường được Bộ GD-ĐT kiểm tra – Ảnh: Anh KHôi

Theo đúng lộ trình, 20 trường đầu tiên sẽ lần lượt được kiểm tra trong năm nay. Một chế tài nghiêm khắc đã được bộ thông báo sẽ áp dụng đối với trường vi phạm. Trao đổi với Tuổi Trẻ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết:

- Theo quy định, các trường sau khi có tư cách pháp nhân sẽ phải xây dựng cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên và các điều kiện cần thiết khác để đảm bảo chất lượng đào tạo. Trong các hồ sơ dự án thành lập trường được phê duyệt, các trường đều phải cam kết điều kiện cần thiết. Đợt rà soát này nhằm kiểm tra, đánh giá các trường có thực hiện đúng cam kết không; thực trạng của các trường so với những điều kiện đã cam kết thế nào; các trường có kế hoạch, giải pháp gì để thực hiện những cam kết chưa đạt được. Đối tượng được kiểm tra bao gồm cả trường công lập và ngoài công lập, trường ĐH mới thành lập và trường ĐH, CĐ mới được nâng cấp.

Ông Bùi Văn Ga Ảnh: Vĩnh Hà

* Kết quả rà soát đến thời điểm này thế nào, thưa thứ trưởng?

- Chúng tôi đã có kết luận kiểm tra những trường đầu tiên. Đến giữa tháng 12, các đoàn kiểm tra hoàn tất báo cáo của các trường tiếp theo. Có trường thực hiện khá tốt cam kết dù vẫn còn điểm cần tiếp tục bổ sung. Song cũng nhiều trường lộ ra bất cập. Có trường thành lập mười năm nhưng vẫn không có cơ sở riêng, cơ sở vật chất phải đi thuê mướn. Có trường đã có trụ sở riêng nhưng diện tích lại quá chật hẹp. Tiêu chí đề ra phải đạt tối thiểu 2,5m2/sinh viên nhưng trường chỉ đạt trung bình 0,3m2/sinh viên.

Có những trường lại quá thiếu giảng viên cơ hữu, 10 ngành đào tạo nhưng chỉ có trên 70 giảng viên cơ hữu, việc đào tạo chủ yếu do giảng viên thỉnh giảng đảm nhiệm. Trong đó, đáng chú ý có ngành đào tạo chỉ 1-2 giảng viên cơ hữu. Cũng trong đợt kiểm tra đầu tiên này, chúng tôi thấy một nghịch lý là có những trường thiếu thốn cơ sở vật chất, giảng viên nhưng lại tuyển đông sinh viên. Trong khi đó, có trường diện tích đất đai mênh mông nhưng lại khan hiếm nguồn tuyển, có ngành mở ra không có người học.

* Thứ trưởng lý giải như thế nào về nghịch lý trên?

- Việc trường không thu hút được người học có thể do vị trí địa lý không thuận tiện, do không có đội ngũ giảng viên uy tín, do cơ cấu ngành đào tạo không hấp dẫn người học. Tuy nhiên, trong nhiều yếu tố kể trên, đội ngũ giảng viên có lẽ vẫn là điều được người học quan tâm nhất. Điều đó lý giải việc có những trường rộng mênh mông nhưng không tìm được người học vì người học cần thầy. Dĩ nhiên cơ sở vật chất, thiết bị, môi trường sư phạm cũng là yếu tố quan trọng, không chỉ tạo niềm tin cho người học mà còn là điều để thuyết phục, thu hút được giảng viên giỏi đến làm việc.

* Như vậy, sự yếu kém về chất lượng đã khiến một số trường bị người học harbour lưng, đó là phản ứng của người học, của xã hội. Còn Bộ GD-ĐT sẽ xử lý thế nào đối với những trường không thực hiện đúng cam kết sau đợt kiểm tra này?

- Theo nghị quyết 50/2010/QH12 của Quốc hội khóa XII, trường ĐH, CĐ không đủ điều kiện đảm bảo chất lượng như cam kết khi thành lập trường sẽ bị xử lý tùy theo mức độ vi phạm. Ví dụ điều kiện đảm bảo chất lượng của trường năm negative không tốt hơn năm trước, trường sẽ không được tăng chỉ tiêu tuyển sinh. Trường đã có quyết định thành lập trước năm 2010 nhưng vẫn chưa xây dựng được trụ sở riêng tại địa điểm đăng ký trong hồ sơ xin phép thành lập trường sẽ phải giảm chỉ tiêu tuyển sinh của năm kế tiếp.

Nếu sau ba năm (kể từ năm 2010) trường vẫn không khắc phục được theo đúng cam kết, bộ sẽ xem xét đến việc đình chỉ tuyển sinh hoặc giải thể trường. Như vậy, theo đúng thời gian quy định, tới năm 2013 các trường bị phát hiện còn có bất cập, sai phạm trong đợt kiểm tra lần này nhưng không khắc phục hoặc có giải pháp khắc phục không hiệu quả sẽ bị đưa vào diện xét đình chỉ tuyển sinh hoặc giải thể.

* Còn biện pháp xử lý trước mắt của Bộ GD-ĐT là gì?

- Tùy theo mức độ vi phạm của trường. Trường có thể bị giảm chỉ tiêu để đảm bảo chất lượng, đóng cửa những ngành đào tạo quá khan hiếm nguồn tuyển hoặc không đủ điều kiện đào tạo, yêu cầu tuyển bổ sung giảng viên, bổ sung trang thiết bị dạy học tối thiểu ở những cơ sở còn thiếu… Thực tế, ngay thời điểm hiện tại, các trường không đủ điều kiện, không giảm chỉ tiêu cũng không thể tuyển đủ được.

* Với tiến độ như hiện nay, liệu trong một năm Bộ GD-ĐT có thể kiểm tra được một vòng tất cả các trường ĐH, CĐ?

- Cố gắng thì có thể làm được. Đợt kiểm tra lần này với 20 trường, bộ chuẩn bị kỹ lưỡng, kiểm tra một cách thận trọng, nghiêm túc để rút kinh nghiệm. Những trường kiểm tra sau sẽ không tốn nhiều thời gian, công sức như đợt đầu. Nếu quyết tâm, có thể chỉ cần một ngày là kiểm tra xong một trường cho tất cả tiêu chí: diện tích đất đai, mặt bằng xây dựng, số sinh viên/giảng viên. Việc kiểm tra 20 trường trong năm negative là động thái tích cực để các trường khác có sự chuẩn bị cần thiết. Kết quả kiểm tra cùng nhận xét, đánh giá của Bộ GD-ĐT sẽ được công khai để xã hội, người học đều biết. Các trường trong quá trình khắc phục hạn chế cũng có thể cập nhật trên trang web của trường những chuyển biến mới.

* Nhưng với tốc độ phát triển mạng lưới trường ĐH, CĐ như những năm gần đây, liệu việc kiểm soát được toàn bộ các trường có quá sức và vì quá sức khiến việc kiểm tra mang tính hình thức, đối phó không?

- Đúng là trước đây có lúc chúng ta mới dừng ở việc tăng quy mô cho nhanh. Trong thời gian tới, bộ sẽ coi chất lượng đào tạo là mục tiêu số 1. Một số mục tiêu đề ra trong dự thảo chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020 sẽ phải điều chỉnh để đảm bảo chất lượng. Ví dụ dự thảo đề ra phấn đấu đạt 450 sinh viên/vạn dân vào năm 2020, nhưng với thực tế hiện negative thì mục tiêu này phải điều chỉnh để bảo đảm chất lượng. Số giảng viên không đạt, tốc độ xã hội hóa không đạt, tiềm lực kinh tế đầu tư cho giáo dục còn hạn chế thì không thể chạy theo số lượng được.

VĨNH HÀ – NGỌC HÀ thực hiện

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/469027/Sai-3-nam-bi-dong-cua-truong.html

Chuyện cuộc sống đi vào đề văn

Posted: 14 Dec 2011 06:45 AM PST

Chuyện cuộc sống đi vào đề văn

TT – Thái độ vô cảm của thanh niên có nickname "Kẹo mút chơi bời" trên mạng xã hội Facebook và tấm gương về một "trái tim không tật nguyền" của anh Trần Đỗ Huy trên báo Tuổi Trẻ đã đi vào đề kiểm tra văn học kỳ we của học sinh lớp 12 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) vào sáng 13-12.

Nhiều học sinh lớp 12 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong cho biết rất hứng thú với đề văn kiểm tra học kỳ I. Trong ảnh: một nhóm học sinh lớp 12 của trường này – Ảnh: NHƯ HÙNG

Cả học trò lẫn giáo viên đã đón nhận đề văn này với nhiều cảm xúc: Nhắc lại thái độ vô cảm của nickname "Kẹo mút chơi bời" về cái chết của một nạn nhân tai nạn giao thông. Và hình ảnh của anh Trần Đỗ Huy – người chỉ còn duy nhất ngón tay út cử động được nhưng đã dành tất cả sức lực, của trái tim còn lành lặn của mình để giúp đỡ cho những số phận tật nguyền khác (Tuổi Trẻ ngày 30-11). Và yêu cầu của đề thi là điều rất mới: "Hai câu chuyện trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về lối sống của một trái tim không tật nguyền?…".

Đề kiểm tra nhiều cảm xúc

Ra đề văn này là cô Trương Thị Mỹ Phượng, một giáo viên có gần 30 năm dạy văn ở Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong. Cô Phượng nói hai câu chuyện cô chọn đưa vào đề thi vì lý do đầu tiên là những câu chuyện đó đã mang lại nhiều cảm xúc trong cô, dù trái ngược nhau khi đọc. Và cô Phượng tin học trò cũng có cùng những cảm xúc ấy như mình. Sự khẳng định ấy đến từ một niềm tin lớn hơn.

Cô Phượng chia sẻ: "Tôi đọc những dòng vô cảm, lạnh lùng của "Kẹo mút chơi bời", rất giận. Nhưng tôi tin đó chỉ là thiểu số, chỉ là những giây phút điên khùng chứ không phải là mẫu số chung của nhân tâm các bạn trẻ, của những học trò như tôi đang dạy".

Còn câu chuyện của anh Trần Đỗ Huy, người chỉ còn mỗi ngón tay út lành lặn và nói với mẹ mình rằng sẽ dùng trái tim lành lặn để làm người tử tế, thì: "Tôi muốn khơi gợi trong các em rằng có rất nhiều ngả đường để làm người tốt, đó là cách để các em nuôi dưỡng trái tim mình, không bao giờ để nó tật nguyền – như anh Huy đã làm".

Và niềm tin ấy của cô Phượng với các học trò đã không đặt nhầm chỗ. Đề thi yêu cầu chỉ viết trong 400 chữ và barem chỉ là 3 điểm nhưng không ít học trò đã dành nhiều thời gian thi để viết kín hai trang giấy kẻ ngang (giấy thi). Em Lý Nguyên Phi – học sinh lớp 12 chuyên Anh, một trong những học sinh đã viết kín hai trang giấy thi – bày tỏ: "Em đã dành hết nửa thời gian thi (120 phút) để làm câu này bởi câu hỏi rất gần gũi. Chưa bao giờ em làm một đề thi mà lại gặp những chuyện trên Facebook, trên những website của tuổi teen, được viết những suy nghĩ của mình".

Tương tự, Kiều Vy, học sinh lớp 12 chuyên strain ngữ, nói: "Trước đây tụi em cũng từng được làm những đề văn nghị luận về lối sống vô cảm, về đạo lý nhưng đều phải gò vào những khuôn mẫu có sẵn, chứ không phải được viết theo suy nghĩ của mình như lần này".

Những gì được viết trong bài kiểm tra văn học kỳ we của học sinh khối 12 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong còn phải đợi các giáo viên chấm bài. Nhưng chỉ sau khi kết thúc buổi kiểm tra vài giờ, nhiều trang Facebook và Twitter của các học sinh vừa làm bài đã tràn ngập những dòng cảm xúc về đề văn này.

Có rất nhiều dòng cảm xúc từ đề kiểm tra văn được các học sinh đưa lên. Và nói như nickname Facebook – Kyoteuk Elf, một học sinh lớp 12 chuyên strain ngữ, thì: "Giống như vừa xem một bộ phim mà mình thích ở nhà, giờ lại gặp bộ phim ấy ngay trong đề kiểm tra".

"Điểm số của các em trong đề kiểm tra này còn phải chờ chấm bài. Nhưng tôi tin đề văn chính là một cuộc trắc nghiệm chính xác về thái độ của học sinh trước sự vô cảm. Và cách các em làm bài, cách các em thổ lộ trên mạng xã hội sau khi làm bài giúp chúng tôi có thể đặt nhiều niềm tin vào các học trò của mình" – cô Triệu Thị Huệ, tổ trưởng tổ văn Trường THPT Lê Hồng Phong, chia sẻ.

Sẽ còn nhiều đề kiểm tra như vậy

Đây là khẳng định của thầy Võ Anh Dũng – hiệu trưởng Trường THPT Lê Hồng Phong – sau đề kiểm tra văn học kỳ we lớp 12 sáng qua. Thầy Dũng nhìn nhận: "Trước đây, chúng ta thường ra đề gần giống với đề thi đại học, cao đẳng để giúp các em làm quen dần. Nhưng negative đề thi gần gũi với cuộc sống mới quan trọng, thoát khỏi sự gò bó, sự sáng tạo của các em được bày tỏ nhiều hơn. Và chắc chắn sắp tới ở Trường THPT Lê Hồng Phong sẽ còn nhiều đề kiểm tra như vậy".

Không chỉ học trò mà nhiều đồng nghiệp cùng trường của cô Trương Thị Mỹ Phượng cũng bày tỏ sự đồng cảm và cảm xúc của mình trước đề kiểm tra văn này. Cô giáo Nguyễn Thanh Hà, giáo viên cùng tổ văn với cô Phượng, nhận xét: "Cách cô Phượng dùng một sự việc gần gũi với các học trò để các em bày tỏ suy nghĩ về đạo lý đã thoát khỏi những khuôn mẫu vốn có trong việc dạy văn. Sự đón nhận của học trò với đề kiểm tra này là một kinh nghiệm quý với các giáo viên trẻ như tôi".

Cô Triệu Thị Huệ – người đã quyết định chọn đề kiểm tra này trong nhiều đề được gửi lên – đánh giá: "Đề kiểm tra này không những gắn với thực tiễn mà có cái grain là vừa quen lại vừa lạ. Quen về vấn đề yêu cầu với học sinh nhưng rất mới về hiện tượng, sự kiện, giúp các em hào hứng, có nhiều cảm xúc khi làm bài".

Đó là điều mà theo cô Huệ, sự sáng tạo của người ra đề được thể hiện rất rõ. "Nếu không có đủ thực tiễn, không bắt được mạch suy nghĩ của học trò, giáo viên dù chuyên môn giỏi cũng không có được đề kiểm tra để học trò bày tỏ được cảm xúc như thế" – cô Huệ nhận xét.

NGUYỄN VIỄN SỰ

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/469202/Chuyen-cuoc-song-di-vao-de-van.html

Sinh viên thất nghiệp do thiếu định hướng nghề

Posted: 14 Dec 2011 06:45 AM PST

Học chỉ cần có bằng đại học

Cuộc hội thảo nằm trong dự án Nghiên cứu chính sách hợp tác với Quỹ Rosa – Luxemburg của CHLB Đức. Theo khảo sát công bố tại hội thảo, trong số gần 3.000 sinh viên đã tốt nghiệp được hỏi, có 73% sinh viên (SV) tìm được việc sau khi tốt nghiệp, strain có tới 58,2% SV tốt nghiệp không biết xin việc ở đâu, 42% không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, 27% không xin được việc vì lý do ngành học không phù hợp với thị trường, thậm chí có 18% SV không tìm được việc vì nhà tuyển dụng không biết đến ngành đào tạo.

Từ góc độ người giảng dạy, TS. Trịnh Văn Tùn và Ths. Phạm Huy Cường, Trường ĐH KH XH NV - ĐHQGHN đã có nghiên cứu điều tra sự gắn bó giữa ngành đào tạo và nghề kì vọng nhìn từ góc độ hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp của/cho SV ĐHQGHN. Kết quả điều tra cho thấy, đa số SV đều chưa có một định hướng cụ thể nào cho nghề nghiệp của họ sau khi tốt nghiệp với criminal số 70% trả lời “đã nghĩ tới công việc rồi nhưng chưa chắc chắn và không có nhiều thông tin về hệ thống nghề” gắn với định hướng đó. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, một bộ phận lớn SV sau khi đã đi gần hết quá trình đào tạo trong trường đại học, chuẩn bị bước vào môitrường lao động nghề nghiệp, thì họ còn thiếu một định hướng đầy đủ và cụ thể cho nghềnghiệp của mình.

TS. Trịnh Văn Tùn cho hay: "Ở đây chúng tôi mới chỉ đánh giá được ở góc độ tinh thần,tâm thế của SV và đặc biệt là sự khiếm khuyết thông tin về các nghề gắn với ngànhđào tạo. Do vậy, mức độ mù mờ trong định hướng nghề của SV là rất cao. Họ nghĩ đến việc làm nhưng không biết làm việc gì cụ thể để phát huy kiến thức và kĩnăng học được từ ngành học. Như vậy, mối liên hệ được kì vọng là chặt chẽ giữa bêncung lao động và cầu lao động chưa đạt được".

Doanh nghiệp thờ ơ với SV mới ra trường

Phân tích về chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo, bàVũ Thu Hà, giám đốc công ty CP ứng dụng tâm lý Hoa Mặt Trời, cho biết: "Theo một thống kê, có đến 94% SV mới ra trường khi đi làm cần được đào tạo lại để đáp ứng nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Trong đó, các nội dung cần đào tạo lại có 92% về nghiệp vụ chuyên môn, 61% về kỹ năng mềm cơ bản, 53% về kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa… Điều đáng nói là trong quá trình tuyển dụng, không ít lần chúng tôi gặp phải đó là SV, kể cả những SV có bằng loại giỏi nhưng lại rất yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là những kỹ năng thực hành để bắt tay ngay vào công việc. Nhiều SV còn chưa xác định được mục tiêu nghề nghiệp của mình, còn mơ hồ với năng lực và khả năng của mình cũng như không biết bản thân có phù hợp với nghề đã chọn nữa grain không".

Các chuyên gia cho biết một điểm yếu khác mà SV hiện negative thường mắc phải là khả năng ngoại ngữ, tin học và kỹ năng sử dụng các thiết bị văn phòng còn rất yếu kém. Nhiều SV bị trượt ngay từ vòng phỏng vấn do yếu kém ngoại ngữ và tin học văn phòng. Khi vào làm việc, nhiều SV lúng túng khi phải sử dụng những thiết bị như máy in, máy fax, máy photocopy… và điều này thường gây khó chịu cho nhà tuyển dụng.

Bà Hà cho rằng: "Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp tỏ ra thờ ơ với SV mới ra trường. Họ cho rằng phải mất nhiều thời gian để đào tạo lại SV tốt nghiệp từ những kỹ năng cơ bản như soạn thảo văn bản, gửi email cho đến giao tiếp, tác phong làm việc. Bù lại, họ tập trung tuyển chọn những cá nhân có nhiều kinh nghiệm làm việc để bắt tay ngay vào công việc của họ yêu cầu. Điều này trực tiếp làm giảm đi cơ hội có được việc làm cho các SV khi mới tốt nghiệp ra trường".

Bà Hà đề nghị: "Cần phải thay đổi hệ thống, phương pháp, nội dung giáo dục ngaytại các cơ sở đào tạo. Theo chúng tôi, hiện tại, các chương trình đào tạo tại các trường đại học mang tính hàn lâm, rập khuôn một chiều, ít gợi mở tính sáng tạo cho người học, quá trình giáo dục thiếu chủ động vì thế chúng cũng tạo ra nguồn nhân lực thụ động, với kiến thức cái gì cũng biết nhưng biết không đến nơi đến chốn. Cần có sự phối hợp và liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo và các đơn vị tuyểndụng. Về phía nhà trường, nên đưa chương trình đào tạo kỹ năng vào chương trình chính thức".

Đưa ra giải pháp nâng cao năng lực tìm kiếm việc làm cho SV tốt nghiệp ra trường, TS. Phạm Mạnh Hà, khoa Tâm lý học, Trường ĐH KH XHNV, cho rằng một trong những biện pháp mang tính khả thi cao nhằm giúp các SV nhanh chóng tìm được việc làm phù hợp đó là trang bị ngay cho họ những kỹ năng mềm cần thiết (kỹ năng phỏng vấn xin việc, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng định vị bản thân…) trước khi các em tốt nghiệp ra trường. Ngoài các kiến thức chuyên môn, chuyên ngành thì SV cần được trang bịthêm những kiến thức và kỹ năng xã hội để có thể hòa nhập dễ dàng với thị trường lao động ngay sau khi tốt nghiệp.

TS Hà kiến nghị: "Các chương trình tập huấn kỹ năng nên được tổ chức thường xuyên, có chất lượng ngay từ năm thứ nhất đến năm thứ tư với các nội dung tập huấn được sắp xếp phù hợp với tính chất của từng năm học. Ví dụ năm thứ nhất, SV cần được trang bị kiến thức và kỹ năng định vị bản thân và xây dựng mục tiêu nghề nghiệp, năm thứ tư SV lại cần được rèn các kỹ năng tìm kiếm việc làm và phỏng vấn xin việc… Chương trình tập huấn kỹ năng cần được bổ sung vào chương trình học tập chính khóa nhưng vì đây là một môn học mang tính thực hành cao do đó cần được các giảng viên chuyên nghiệp trong giảng dạy kỹ năng đảm nhiệm. Tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm biện pháp tác động này một cách nghiêm túc và khoa học để từ đó áp dụng vào chương trình đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng".

Hồng Hạnh

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-547060/sinh-vien-that-nghiep-do-thieu-dinh-huong-nghe.htm

Tìm hương vị Tết cho HS tiểu học

Posted: 14 Dec 2011 06:43 AM PST

Chương trình sẽ được thực hiện từ negative đến ngày 10/1/2012 qua hình thức các em học sinh (HS) tiểu học sẽ được hướng dẫn thành lập các nhóm tự tay làm các vật phẩm trang trí ngày Tết và tổ chức cho trẻ trang trí Tết theo sáng tạo của mình cho khu vực trường học, khu phố.

Đầu tiên, chương trình sẽ được thực hiện tại 40 trường học trọng điểm ở các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng…


HS Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, Q.4, TPHCM tập trang trí Tết trong ngày phát động chương trình.

Thành quả là các hình ảnh trang trí Tết của HS sẽ được trưng bày tại trường trong buổi lễ tổng kết học kỳ 1 năm học này. Ngoài ra, những đồ vật các em làm cùng những lời ước, lời chúc ngày Tết của các em sẽ được triển lãm tại sự kiện "Ngày Tết của bé" dự kiến diễn ra tại công viên Tao Đàn (TPHCM) cùng với ngày hội hoa xuân.

Tại 900 trường tiểu học của 30 tỉnh thành khác, chương trình sẽ gửi tặng mỗi trường 200 cuốn tài liệu có nội dung về giá trị của ngày Tết cũng như hướng dẫn giáo viên và học sinh các hình thức trang trí đơn giản có thể làm từ nguyên liệu tái chế.

Tổng kinh phí thực hiện chương trình trên 4 tỷ đồng do Bộ GD-ĐT và nhãn hàng Omo phối hợp tổ chức. NSND Lê Khanh và người mẫu Bình Minh sẽ đồng hành cùng chương trình.

Ông Đỗ Quốc Anh, Vụ trưởng, Giám đốc cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TPHCM nhận xét, hương vị ngày Tết của người Việt đang ngày càng mờ nhạt với các em học sinh. Chương trình "Chung tay đón Tết, trẻ làm nên xuân", các em được tự tay tham gia trang hoàng trường lớp, nhà cửa, đường phố… sẽ giúp các em hiểu hơn về ý nghĩa ngày Tết cổ truyền của dân tộc là dịp sum vầy gia đình cũng như chia sẻ với mọi người xung quanh.

"Hoạt động này có thể xem là một hình thức giáo dục nhân cách HS rất hiệu quả, góp phần đẩy mạnh phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực", ông Đỗ Quốc Anh nhấn mạnh.

Hoài Nam

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-547214/tim-huong-vi-tet-cho-hs-tieu-hoc.htm

Đừng để nhà giáo chờ phụ cấp

Posted: 14 Dec 2011 06:42 AM PST

Đừng để nhà giáo chờ phụ cấp

TT – Hầu hết trong số 76 ý kiến phản hồi bài viết "1 triệu nhà giáo chờ phụ cấp" (Tuổi Trẻ 9-12) phản ứng với việc giáo viên phải mỏi mòn chờ khoản phụ cấp thâm niên.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến đề nghị quan tâm đến đời sống của nhân viên ngành giáo dục vốn không được hưởng phụ cấp.

Cô Châu Vương, giáo viên Trường tiểu học Trương Quyền, Q.3, TP.HCM dạy tiếng Anh cho các em học sinh Ảnh: Minh Đức

Vừa cần vừa ghét tiền

Đọc bài viết "1 triệu nhà giáo chờ phụ cấp" trên Tuổi Trẻ ngày 9-12, bỗng dưng tôi nhớ đến em Nguyễn Trung Hiếu, học sinh Trường Hà Nội Amsterdam – tác giả bài văn "Thư gửi mẹ" gây xôn xao cách đây không lâu. Hiếu ơi, cô cũng giống em, đó là vừa cần tiền nhưng cũng rất ghét tiền!

Tôi cần tiền bởi tôi cũng như bao phụ nữ khác, có criminal phải lo, có cha mẹ già phải cấp dưỡng. Ra ngoài xã hội, tôi cũng có những mối quan hệ và đi kèm theo đó là đám cưới, spice ma, vui bạn vui bè… cùng trăm thứ chi hầm bà lằng khác. Nhưng trong mắt mọi người thì tôi phải khác. Tôi không thể ăn mặc nhếch nhác đi chợ, kẻo gặp phụ huynh học sinh thì bị đánh giá! Đi làm, nhiều người chỉ cần một chiếc áo sơmi với quần tây là xong, còn tôi phải áo dài là lượt, chỉn chu trước mắt học trò.

Nhưng thu nhập của hai vợ chồng tôi, đều có thâm niên trên 15 năm đứng lớp ở những trường tên tuổi, cũng chỉ khoảng 7 triệu đồng/tháng/hai người. Ở một thành phố đắt đỏ như TP.HCM, nói thật nếu không có thêm chút thu nhập từ dạy thêm (nhưng tôi có nguyên tắc chỉ dạy thêm cho học sinh không phải do mình dạy trực tiếp), chắc phải bỏ nghề sớm.

Vì cần tiền nên khi nghe anathema giám hiệu thông báo những ai có thâm niên trên năm năm làm hồ sơ để được hưởng thêm phụ cấp tròm trèm 500.000 đồng, chúng tôi háo hức lục lại bằng cấp, giấy tờ để chứng minh ngày vào trường, ngày vào biên chế… Nhưng bạn bè tôi làm công tác quản lý giáo dục cười bảo: "Làm hồ sơ thì cứ làm, nhưng đừng nghĩ nhiều đến nó. Khó có"! Tính đến giờ này, xem ra dự báo của các bạn tôi là đúng!?

Cần tiền, nhưng chúng tôi cũng rất ghét tiền. Tại sao lại ghét? Vì làm nghề này mà cứ nói nhiều đến tiền mãi cũng chẳng hay. Hồi tháng 9 năm nay, khi mới nghe có trợ cấp, anh em bà con, bạn bè lại cười cười: "Giáo viên sướng thật, được chăm lo quá". Có thể mọi người chia sẻ thật đấy, nhưng với tư thế của những người ít tiền, lại làm "nghề cao quý", chúng tôi như criminal nhím, luôn xù lông khi nghe nhắc đến tiền! Nhiều lúc đến nhà các anh chị, mọi người chiêu đãi món ngon, rồi luôn miệng bảo "ăn nhiều đi để bồi dưỡng, chứ giáo viên lấy đâu ra…", tôi lại thấy nghẹn ngang cổ.

Bạn bè giáo viên của tôi ai cũng bảo: Nhà nước nhắm có chi được thì chi, chứ cứ nhứ nhứ nhá nhá thế này làm báo chí vào cuộc, đem chuyện tiền bạc cho giáo viên bày ra trước công luận chỉ càng thêm tủi!

Cần tiền nhưng lại ghét tiền là thế đấy.

Chuyện giáo viên cần hơn cả, nghe nó gần gũi và thiết thân hơn cho chất lượng giáo dục, đó là phải sớm giảm tải cho chúng tôi. Bởi ngày càng có quá nhiều thứ sổ sách, giấy tờ không cần thiết đè nặng giáo viên. Này nhé, trong lớp thì có sổ đầu bài, sổ kiểm diện, sổ điểm danh đầu giờ, sổ thi đua. Còn "tài sản" riêng của giáo viên thì có sổ công tác, sổ chủ nhiệm, sổ liên lạc gia đình, sổ điểm cá nhân, sổ điểm lớp, sổ họp tổ, sổ họp nhóm, giáo án. Lo ngần ấy thứ sổ sách đã mệt bã người, lấy đâu ra thời gian và tâm huyết để dạy tốt!

Trước mắt, chúng tôi cần sự giảm tải ấy.

GIÁNG HƯƠNG

* Hơn 2 năm vẫn chưa xong chính sách

Từ năm 2009, những nhà giáo chúng tôi rất phấn khởi khi có chủ trương của Chính phủ về chế độ trợ cấp thâm niên. Tưởng rằng ngày một ngày hai Chính phủ sẽ triển khai các văn bản để thực hiện, nhưng mãi đến ngày 4-7-2011 Chính phủ mới anathema hành nghị định 54/2011/NĐ-CP. Chúng tôi lại tưởng negative mai mình sẽ nhận được phụ cấp, ai ngờ cho đến negative vẫn có thấy đâu! Tôi có nghe thông tin các tỉnh thành mới có văn bản góp ý dự thảo này gửi về Bộ GD-ĐT trong tháng 10-2011 nhưng chưa rõ khi nào mới có hướng dẫn chính thức. Từ năm 2009 đến negative là hơn hai năm rồi, tại sao các bộ ngành không hoàn chỉnh được các văn bản này?

Nguyễn An

* Nghịch lý

Chúng tôi thấy một nghịch lý đối với nhà giáo: rất nhiều việc nhà giáo "phải làm ngay" (thay đổi phương pháp, nội dung giảng dạy…), nhưng chế độ thì… cứ chờ đã! Như vậy có công bằng với chúng tôi không? Giáo viên chưa được quan tâm đúng mực để đời sống "dễ thở" hơn với đồng lương có hạn như hiện nay! Dẫu biết là có nhiều khó khăn, nhưng chúng tôi rất mong những chủ trương đã có nên thực hiện ngay, đừng để chúng tôi phải mỏi mòn trong chờ đợi nữa!

Lê Thị Thanh Hồng

* Sao không có trợ cấp cho nhân viên?

Nhà giáo có hai thứ phụ cấp là ưu đãi và thâm niên mà vẫn chưa đủ sống. Thật tội cho nhân viên nhà trường như văn thư, kế toán, bảo vệ… lương thấp hơn mà chẳng được phụ cấp gì. Ít ra hai loại phụ cấp cũng được một chứ?

Nguyễn Ba

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/468903/Dung-de-nha-giao-cho-phu-cap.html

Dự kiến bỏ thi cụm, chấm chéo

Posted: 14 Dec 2011 06:41 AM PST

Thi tốt nghiệp THPT năm 2012:

Dự kiến bỏ thi cụm, chấm chéo

TT – Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2012 với nhiều thay đổi như bỏ thi cụm, chấm chéo, bỏ luôn thanh tra ủy quyền.

Theo đó, Bộ GD-ĐT không bắt buộc các tỉnh thành phải tổ chức thi theo cụm trường. Giám đốc sở GD-ĐT được giao quyền chủ động trong việc ra quyết định thành lập các hội đồng coi thi.

Địa phương tự chủ

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012 sẽ bỏ hẳn việc chấm chéo giữa các tỉnh thành. Mỗi hội đồng có hai tổ chấm thi để đảm bảo giáo viên không chấm bài tự luận của học sinh trường mình giảng dạy. Các hội đồng coi thi bàn giao trực tiếp bài thi, hồ sơ coi thi cho hội đồng chấm thi mà không phải qua sở GD-ĐT. Đồng thời chịu trách nhiệm quản lý, chấm thi.

Theo dự thảo quy chế, hội đồng chấm thi phúc khảo phải có một bộ phận làm phách bài thi độc lập với các tổ chấm thi. Hội đồng chấm thi phúc khảo có một tổ chấm trên máy bài thi của các môn thi trắc nghiệm và bộ phận giám sát trực tiếp thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn chấm thi trắc nghiệm của Bộ GD-ĐT.

Theo nội dung đã sửa đổi, năm 2012 Bộ GD-ĐT sẽ không thành lập các đoàn thanh tra (thanh tra ủy quyền). Giám đốc các sở GD-ĐT thành lập đoàn thanh tra thi tại địa phương để giám sát, đôn đốc việc thực hiện quy chế trong tất cả các khâu của kỳ thi. Trong trường hợp cần thiết, giám đốc sở GD-ĐT tham mưu cho anathema chỉ đạo thi cấp tỉnh thành để huy động cán bộ, giảng viên của các trường ĐH, CĐ trên địa bàn tham gia công tác thanh tra kỳ thi tại địa phương.

Đại diện Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT cho rằng những điều chỉnh trên dựa trên cơ sở kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm từ những cái được và chưa được trong thực tế diễn ra kỳ thi của những năm qua. Giao chủ động cho địa phương có nghĩa là giao trách nhiệm cao hơn cho người đứng đầu ngành GD-ĐT các tỉnh thành. Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT vẫn có những giải pháp giám sát.

Ủng hộ

Phản hồi của cán bộ quản lý tại một số địa phương cho biết những giải pháp thi cụm, chấm chéo, thanh tra ủy quyền không thật sự hiệu quả, lại khiến những người tổ chức kỳ thi, thí sinh và người dân phải vất vả, tốn kém với một quy trình cồng kềnh, phức tạp.

Theo TS Nguyễn Tùng Lâm – hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), "thi cụm, chấm chéo" không thật sự là giải pháp mạnh mang lại hiệu quả tích cực, vì nếu muốn người ta vẫn có thể "tiêu cực" bình thường. TS Lâm ủng hộ việc đổi mới vì "chỉ khi đã quy trách nhiệm rõ ràng và có chế tài nghiêm khắc, các địa phương sẽ phải thay đổi". GS Văn Như Cương, hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, đồng tình: "giao sự chủ động và quy trách nhiệm cụ thể" là việc nên làm trước mắt.

Trong khi đó, tuy ủng hộ quan điểm bỏ việc chấm chéo, thi cụm nhưng ông Ninh Thành Viên – phó giám đốc Sở GD-ĐT Kiên Giang – cho biết vẫn phải duy trì chấm chéo trong tỉnh, giáo viên không chấm bài thi của trường mình để đảm bảo tính khách quan.

VĨNH HÀ – MINH GIẢNG

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/469052/Du-kien-bo-thi-cum-cham-cheo.html

Comments