Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Học ĐH để ra chợ bán rau, chạy xe ôm?

Posted: 13 Dec 2011 02:10 AM PST

Sau khi "đổ mồ hôi sôi nước mắt" trên giảng đường, các tân
cử nhân lại loay hoay vì không tìm được việc. Không ít người trong số họ đã
phải ngầm ngùi chọn cách chạy xe ôm, bán trà đá… để mưu sinh.

Tốt nghiệp đại học về bán trà đá, chạy xe ôm

Câu chuyện của T. đã dấy lên những luồng tranh luận,
người thì cho rằng, đây là một sự lãng phí chất xám, người lại chỉ ra nguyên nhân
là do học chưa đi đôi với hành…


Những cử nhân tương lai.
Ảnh minh họa (Nguồn: VietNamNet)

Đó là trường hợp của Sơn, cựu sinh viên ĐH Mỏ – Địa chất.
Theo báo Tiền Phong, 10 năm trước, khi mới ra trường, Sơn vào Vũng Tàu làm kỹ sư
dầu khí, với mức thu nhập khiến không ít người phải ghen tị. Tuy nhiên, một thời
gian sau đó, Sơn bị sa thải và thất nghiệp khi anh đi gõ cửa nhiều nơi nhưng
không được tuyển dụng. Cuối cùng, chàng cử nhân ngày nào đã phải dùng "ngựa sắt"
làm 'cần câu cơm".

Trên báo này cũng đưa trường hợp của Phan Văn Thịnh (SN
1988), quê Thanh Liêm, Hà Nam, sở hữu bằng cử nhân công nghệ thông tin của
trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ. Cũng như anh Sơn, Thịnh đang gắn bó với một
nghề chẳng liên quan gì đến ngành học của mình là làm xe ôm. Thịnh còn thổ lộ,
nghề xe ôm an nhàn, nhưng cũng nhiều khó khăn, không ít lần chở khách anh đã bị
quỵt tiền, trấn lột.

Câu chuyện của Kim Duyên, cử nhân loại giỏi, khoa Ngữ văn,
Trường ĐH Khoa học (ĐH Huế) trên báo Sinh viên Việt Nam mới đây cũng khiến nhiều
người không khỏi xót xa. Bởi là cử nhân loại giỏi nhưng hiện nay, Duyên đang làm
công nhân might giày da xuất khẩu ở khu công nghiệp của tỉnh Bình Dương. Duyên kể,
chờ việc mãi không được, cô đã phải vào Bình Dương làm công nhân.

Ngọc B. (SN 1988) cử nhân ĐH Kinh tế, ĐH quốc gia hiện cũng
đang ở quê trông sạp hàng bán rau giúp mẹ. B. chia sẻ: "Ban đầu mình cũng nghĩ
làm tạm một thời gian trong khi chờ việc. Nhưng rồi nửa năm qua, việc vẫn chưa
xin được mình thì vẫn phải ra chợ bán rau
". B cũng cho biết thêm, đi chợ bán rau,
B. rất thoải mái vì có thể tự mình kiếm tiền không phải trông chờ vào bố, mẹ chu
cấp nhưng mẹ B. thì rất buồn vì lời ra tiếng vào của hàng xóm láng giềng về một cô
con gái học đại học mà không xin được việc.

Cử nhân bán trà đá, vì đâu nên nỗi?

Hầu hết lý do mà các cử nhân trên gạt tấm bằng đại học để đi
bán trà đá, xe ôm, bán rau…là bởi sau hàng chục lần nộp đơn xin việc họ đều
bị các nhà tuyển dụng từ chối. Phương T. tâm sự, cô từng đi làm cho một ngân
hàng với vị trí chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân, nhưng một thời gian sau
cô xin nghỉ việc vì thấy không phù hợp với bản thân. T mong muốn chính là được
làm việc tại các vị trí: Kiểm toán viên, nhân viên phòng nguồn vốn, thanh toán…
nhưng những vị trí này đều cần những người có kinh nghiệm.

Với trường hợp của Sơn, cựu sinh viên ĐH Mỏ, anh cũng đã từng
nhận được công việc tốt nhưng làm việc không đạt yêu cầu. Công việc luôn biến
chuyển, nhưng do không chịu học hỏi, trau dồi, rượu chè liên miên, sống vô
nguyên tắc nên anh càng trở nên lạ lẫm với đồng nghiệp và bị sa thải. Vì khó xin
việc mới, anh đã chọn nghề xe ôm. "Nghề này lại được tự do, chạy chuyến xong có
tiền tươi thóc thật, đỡ phức tạp như trong cơ quan, phải tuân thủ đủ thứ nguyên
tắc…
", anh cho biết trên Tiền phong.

Trên báo Tuổi trẻ, TS Kiều Xuân Hùng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kỹ thuật công
nghệ TP HCM cho rằng, nguyên nhân lớn nhất
là do sinh viên ít cọ xát thực tế. Bên cạnh đó, những kỹ năng cần thiết trong
môi trường làm việc như kỹ năng giao tiếp, quản lý công việc, thuyết trình, làm
việc nhóm… sinh viên phải "tự bơi" nên nhiều em chưa tự tin. Điều này khiến
nhiều sinh viên mới ra trường khó xin được việc.

Trong khi đó, xã hội, doanh nghiệp hiện negative đang tiến đến xu
thế tuyển người không dựa vào bằng cấp mà căn cứ vào thực lực của ứng viên.

(còn nữa)

Lê Minh (Tổng hợp)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/tin-nhanh/52378/hoc-dh-de-ra-cho-ban-rau--chay-xe-om-.html

Tiến sĩ 322 bị sốc ngày trở về

Posted: 13 Dec 2011 02:10 AM PST

– Những người đi học tiến sĩ tại các cơ sở nước ngoài bằng
ngân sách Nhà nước (gọi tắt là tiến sĩ 322) khi trở về đã choáng váng với mức
lương cũng như cơ chế làm việc ở trường đại học. Nhiều người đã chuyển ra công
ty nước ngoài làm việc, mở công ty riêng, hoặc ở lại nước ngoài mà không có ai
truy cứu trách nhiệm.

Du học sinh Việt Nam tại Pháp.

 

Xong tiến sĩ, lương vẫn thế!

Nguyễn Hùng, một giảng viên trường ĐH có lịch sử hơn 50 tuổi đời ở Hà Nội cho biết, sau khi làm xong tiến sĩ theo
Đề án 322 ở trường ĐH
Paris 6 ở Pháp về, anh có cảm giác “khủng hoảng”.

Đang từ cuộc sống đầy đủ (học
bổng cộng với tiền hỗ trợ từ phòng Lab bên ĐH Paris 6), lúc về nước anh nhận mức
lương 2,5 triệu/tháng trong 6 tháng đầu do chưa tham gia nhiều hoạt động khác
của khoa. Hiện giờ, mức lương của anh là 3,6 triệu đồng/tháng, không thay đổi so
với trước lúc đi học.

Thật may, anh mới được duyệt đề tài nghiên cứu khoa học
bằng ngân sách nhà nước do trường tạo điều kiện, đó là lý do anh không có ý định
bỏ trường ra đi như nhiều bạn bè mình.

Trong số 5 người bạn cùng đi học tiến sĩ theo
Đề án 322 cùng anh, có 3 người đã bỏ môi trường đại học vì không chịu đựng được khoản
thu nhập ít ỏi cũng như môi trường làm việc.

Một tiến sĩ Toán bật mí: Sở dĩ nhiều tiến sĩ 322 trở về, vẫn
bám trụ ở trường đại học vì họ có cơ hội đi làm thêm, đó là dạy cho các chương
trình liên kết quốc tế grain trường quốc tế với mức thù lao từ 400 ngàn đến 600
ngàn/giờ.

Mức thu nhập ngoài của họ có thể lên đến 10 triệu đồng/tháng, cộng với
tiền lương ở trường, tiền hướng dẫn luận văn…thì cuộc sống cũng khá ổn. Đồng
thời, khoa grain trường ĐH vẫn tạo điều kiện cho họ tham gia các đề tài nghiên cứu
khoa học.

Thất vọng vì môi trường làm việc

Tiến sĩ H., đi học bằng học bổng tiến sĩ 322 ngành hoá thực
phẩm từ một cơ quan nhà nước, nhưng khi trở về thì cơ quan này giải thể nên được
tự do chọn nơi làm việc. Với tâm trạng háo hức, chị quyết định chọn một trường
đại học có tiếng ở Hà Nội để mong muốn được cống hiến. Thế nhưng, H. đã thất
vọng với cơ chế làm việc và quyết định phải ra đi, làm việc cho một công ty nước
ngoài.

Tiến sĩ H. chia sẻ: “Lý do ra đi không hẳn vì mức thu nhập.
Tại trường ĐH, mức lương hàng tháng cộng với tiền dạy vượt giờ, tiền hướng dẫn
sinh viên, tôi cũng được khoảng 10 triệu đồng/tháng. Đó là một mức thu nhập tốt
so với mặt bằng các trường hiện nay. Tuy nhiên, tôi nhận ra rằng, nếu tôi ở
trường như thế này mà không được nghiên cứu, tôi sẽ trở thành “thợ dạy” theo
đúng nghĩa. Vì cuộc sống như thế là không hạnh phúc, tôi đã nghỉ dạy.”

Chị tâm sự, mặc dù rất muốn đưa ra nhiều cái mới, có ích
cho sinh viên nhưng không được chấp nhận. Chẳng hạn muốn cải tiến thư viện cho
sinh viên để có nhiều sách tham khảo từ nước ngoài về, hoặc tổ chức cho sinh
viên đi thực tế thì bị can ngăn: tự nhiên nghĩ thêm việc để làm gì cho mệt.

Với đề tài nghiên cứu khoa học thì đòi hỏi phải có bài báo
đăng ở nước ngoài, trong khi phòng thí nghiệm không chuẩn quốc tế, thù lao cho
các thành viên tham gia đề tài quá ít, chẳng hạn như chủ nhiệm đề tài được nhận
khoảng 100 ngàn/tháng.

Từ bỏ trường ĐH vì quá thất vọng, tiến sĩ H. cho biết,
hoàn toàn không phải vì mức lương, mà môi trường làm việc là cái quan trọng nhất
khiến chị ra đi. Hiện nay, làm việc cho công ty nước ngoài, chị học được rất
nhiều cái mới, tất cả những sáng kiến được tôn trọng và cổ vũ, mức lương rất tốt
nhưng không giàu như nhiều người nghĩ vì phải trừ thuế thu nhập từ 20-30%.

Tiến sĩ 322 bỏ trường đại học, có lãng phí tiền của
dân?

Hiện tượng nhiều người tốt nghiệp tiến sĩ theo Đề án 322
về nước và không làm cho công ty nhà nước theo như đã cam kết là có thật. Cho
tới thời điểm hiện tại, Bộ GD-ĐT vẫn chưa thống kê được criminal số này.

Ông Nguyễn Xuân Vang, Cục trưởng Cục đào tạo với nước
ngoài cho biết: Từ năm 2000 đến hết 2010, Đề án 322 (sử dụng ngân sách Nhà nước)
đã gửi được 4.590 người đi học, trong đó có 2.268 tiến sĩ. Đến negative đã có 3.017
người đã về nước, trong đó có 1.074 tiến sĩ.

Những nhân vật trong bài viết này cho biết, có một số tiến sĩ đi học
bằng đề án 322 đã không trở về, hoặc có về thì không làm việc cho trường đại học
hay cơ quan Nhà nước như cam kết lúc anathema đầu mà không bị bồi thường tiền, vì
điều này phụ thuộc vào lãnh đạo của cơ quan cử họ đi học. Nếu thân thiết với
lãnh đạo, họ “ỉm” đi là coi như xong.

Trong khi đó, trong thông báo về tuyển sinh sau đại học
bằng ngân sách Nhà nước của Bộ GD-ĐT đã nêu rõ: Người trúng tuyển phải cam kết
hoàn thành chương trình đào tạo và trở về phục vụ tại các cơ quan cử đi học như
đã cam kết, nếu không hoàn thành chương trình đào tạo hoặc không trở về nước
phục vụ sẽ phải bồi hoàn toàn bộ chi phí đào tạo theo đúng quy định của Nhà
nước.

Bộ GD-ĐT là nơi ký quyết định cuối cùng cho phép đi học,
nhưng việc quản lý tiến sĩ 322 lúc trở về lại do cơ sở cử đi thực hiện, vì thế
đã tạo ra kẽ hở lớn về quản lý các tiến sĩ “trở về”. Lẽ ra, Bộ phải là nơi đứng
ra “xử phạt” nếu tiến sĩ nào không thực hiện đúng cam kết của mình.

Một vị hiệu trưởng bức xúc: Chúng tôi có một tiến sĩ 322
trở về nhưng không đóng góp được gì cho trường, vẫn có hợp đồng dài hạn với
trường nhưng cả năm chỉ dạy rất ít, còn lại là làm cho công ty riêng ở bên
ngoài. Nhiều người đi học nước ngoài bằng viện trợ ODA cũng vậy, cứ có tấm bằng
là chạy khỏi trường đại học, trong khi đó, tiền viện trợ cũng là tiền của dân
chứ.

Trên diễn đàn Vietphd.org, một tiến sĩ 322 tốt nghiệp đã
tâm sự và muốn nhận lời khuyên của mọi người: “Em vừa hoàn tất chương trình học
tiến sĩ theo học bổng 322 và vừa về nước, em nhận được một lời mời rất tốt từ
một công ty nước ngoài nhưng dự án thực hiện là cho Việt Nam.

Tuy nhiên, em vẫn bị ràng buộc bởi cam kết với 322. Nếu
quay trở lại nơi cũ thì em chắc rằng vài năm sau em sẽ trở thành một người than
thân trách phận và bất mãn. Em nên làm gì đây ạ, nói về lý một cách đơn thuần
thì đã đi theo 322 thì phải trở về nơi cũ, nhưng nếu thoát ly làm việc cho công
ty mới thì có lẽ em sẽ giúp được nơi cũ nhiều hơn rất nhiều sau 5-7 năm nữa”.

Theo tiến s Nguyễn Hùng, chính vì có một độ vênh rất
lớn giữa đề án cử đi học với việc sử dụng tiến sĩ sau khi trở về đã tạo ra mâu
thuẫn trên. Chúng ta có một chính sách tốt là đào tạo tiến sĩ cho các cơ quan
nhà nước, các trường đại học nhưng khi họ trở về đã không sử dụng hiệu quả nguồn
nhân lực ấy.

Phải chăng, Bộ GD-ĐT cần tổng kết để xem hiệu quả của đề
án đào tạo tiến sĩ bằng ngân sách Nhà nước có lợi cho cái chung nhiều hơn, hay
mục đích chỉ để tạo ra những tiến sĩ. Nếu chúng ta không có một cơ chế tốt để sử
dụng hiệu quả những tiến sĩ trở về thì họ sẽ tìm cách ra đi, như vậy có lãng phí
tiền của dân?

  • Tú Uyên

(tên một số nhân vật đã được thay đổi)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/52390/tien-si-322-bi-soc-ngay-tro-ve.html

Đánh giá trường trung học theo bộ tiêu chuẩn mới

Posted: 13 Dec 2011 02:09 AM PST

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết, tiêu chuẩn đánh giá trường trung học là căn cứ để xác định nội dung đánh giá của các hoạt động như kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học, công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia, công nhận trường trung học đạt tiêu chuẩn trường học thân thiện, học sinh tích cực, thanh tra toàn diện nhà trường.

Bộ tiêu chuẩn mới được xây dựng trên quan điểm tiếp cận: Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu. Các tiêu chuẩn, tiêu chí vừa nhằm đánh giá thực trạng của nhà trường, vừa có tính chất định hướng cho nhà trường phấn đấu vươn lên. Bộ tiêu chuẩn hướng đến việc đánh giá các yếu tố đầu vào, quá trình, đầu ra trong mối quan hệ với bối cảnh xã hội của hoạt động giáo dục. Số lượng tiêu chuẩn, tiêu chí vừa đủ để bao quát được những vấn đề cơ bản, quan trọng nhất tạo nên chất lượng của nhà trường. Trong bộ tiêu chuẩn mới, các chỉ số là định tính để định hướng cho nhà trường thực hiện tự đánh giá.

Cũng theo Bộ GD-ĐT, sau khi bộ tiêu chuẩn được anathema hành, các Vụ, Cục thuộc Bộ sẽ hướng dẫn chi tiết nội dung, mức độ yêu cầu cần đạt được ở mỗi chỉ số để phù hợp với từng hoạt động đánh giá trường trung học theo các mục đích đã nêu ở trên.

Nguyễn Hùng

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-547006/danh-gia-truong-trung-hoc-theo-bo-tieu-chuan-moi.htm

Thi HSG quốc gia năm 2012 sẽ có một số điểm mới

Posted: 13 Dec 2011 02:09 AM PST

(GDTĐ)-Bộ GDĐT vừa anathema hành hướng dẫn tổ chức kỳ thi chọn HSG quốc gia THPT năm 2012.

Theo hướng dẫn này, từ năm 2012, cùng với việc thực hiện hình thức thi viết và thi lập trình trên máy vi tính, Bộ GDĐT sẽ từng bước triển khai thực hiện hình thức thi nói đối với các môn Ngoại ngữ và hình thức thi thực hành đối với các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học. Bước đầu, trong kỳ thi HSG năm 2012, các môn Ngoại ngữ sẽ có thêm hình thức thi nói ở mức độc thoại của thí sinh; đối với các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, sẽ có câu hỏi về thực hành trong đề thi.

Phạm vi nội dung thi sẽ nằm chương trình giáo dục THPT hiện hành và chương trình chuyên sâu các môn chuyên cấp THPT. Thời gian thi trong hai  ngày 11 và 12/1/2012.

Bộ GDĐT cũng công bố quy định riêng đối với thi nói môn Ngoại ngữ, trong đó có quy trình thực hiện phần thi của thí sinh.

Cụ thể, sau khi vào phòng thi, thí sinh bốc thăm đề thi, nhận giấy nháp từ giám thị trong phòng thi, sử dụng tên truy cập và mật khẩu do giám thị trong phòng thi cấp để đăng nhập vào trang thi. Đăng nhập thành công vào trang thi, thí sinh sẽ kích chuột vào ô "Vào thi" để hiển thị cửa sổ bài thi. Sau đó, thí sinh phải ngay lập tức kích chuột trái vào ô "Allow" (nếu không bài thi của thí sinh sẽ bị vô hiệu), rồi chuẩn bị câu trả lời cho câu hỏi trong bài thi. Thí sinh sẽ bắt đầu trả lời khi hệ thống báo bắt đầu ghi âm.

Hệ thống sẽ tự động ngừng ghi âm khi hết thời gian trả lời cho phép. Khi trên màn hình máy hiện thị chữ "Đã gửi lên server. Bạn đã hoàn thành trả lời câu hỏi", thí sinh kích chuột vào ô "tải về" để lưu record ghi âm vào thư mục do giám thị tạo sẵn, tiếp theo kích vào ô "nộp bài" để kết thúc phần thi; sau đó, kích chuột trái vào ô "thoát" để thoát ra khỏi tài khoản thi. Cuối cùng, thí sinh cùng giám thị trong phòng thi kiểm tra record ghi âm đã lưu trên máy tính và ký xác nhận lên đĩa CD ghi record đó.

Lưu ý, khi hệ thống bắt đầu ghi âm, thí sinh phải đọc mã số của đề thi, nội dung cảu câu hỏi trong đề thi trước khi bắt đầu trả lời, trường hợp ngược lại, phần trả lời của thí sinh bị coi là phạm quy. Thí sinh không được đề cập đến các thông tin cá nhân trong phần trả lời, không được tạo ra các tiếng động nhằm đánh dấu phần thi của mình. Giám thị trong phòng thi cũng không được tạo ra tiếng động lạ khi hệ thống đang ghi âm phần trả lời của thí sinh.
Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201112/Thi-HSG-quoc-gia-nam-2012-se-co-mot-so-diem-moi-1956742/

Tuyển dụng công chức và nỗi xấu hổ

Posted: 13 Dec 2011 02:09 AM PST

 

Ở đâu, thời nào cũng vậy, chất lượng nhân sự là yếu tố quyết định cho sự thành công của mọi tổ chức, từ doanh nghiệp đến các cơ quan hành chính nhà nước.

Quan trọng nhất: Công khai, minh bạch

Do đó, để đảm bảo chất lượng như mong muốn, đáp ứng yêu cầu công việc, không còn cách nào khác, người ta phải kiểm soát chặt chẽ, liên tục cải tiến để xây dựng quy trình tuyển dụng phù hợp nhất. Từ khâu chọn lựa đối tượng dự tuyển, tổ chức thi tuyển và đào tạo sau khi người lao động được tuyển dụng.

Quan trọng hơn cả là các bước tiến hành đều phải được giám sát bằng một hội đồng có đủ trình độ, kinh nghiệm cho từng vị trí xét tuyển và nhất là phải được công khai minh bạch.

Không phải ngẫu nhiên khi mà hiện nay, các tổ chức “săn đầu người”, tuyển dụng thuê đang ngày một phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Khi mà yêu cầu cho công việc, nhất là đối với các vị trí nhân sự cao cấp, càng nâng cao. Và các tổ chức doanh nghiệp tự xét thấy mình không đủ điều kiện hoặc không có quy trình tuyển dụng hợp lý để tuyển dụng được người phù hợp, thì họ phải nhờ đến các tổ chức tuyển dụng độc lập.

Chỉ có vậy thì mới mong nhận được người đủ trình độ, đáp ứng được yêu cầu và đảm bảo tính minh bạch, công bằng.

Tại các tổ chức grain doanh nghiệp nước ngoài có danh tiếng, quy trình tuyển dụng càng được tổ chức nghiêm ngặt. Đơn cử, cách đây chừng 10 năm, Tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng Procter Gamble đã có một quy trình tuyển dụng nhân viên bình thường với trình độ kỹ sư, cử nhân bằng nhiều bước khác nhau, mỗi bước đủ để lọc ra những người không đủ điều kiện theo yêu cầu công việc.

Cụ thể như sau:

Bước 1 (thi tuyển): Các ứng viên cho từng vị trí được tổ chức thi tuyển cùng lúc trên giấy. Hàng trăm câu hỏi được đưa ra xoay quanh kiến thức chuyên môn và cả những kiến thức về lịch sử, văn hóa, xã hội… trong nước và quốc tế.

Bước 2 (thảo luận nhóm): Các ứng viên được tổ chức thành nhóm với nhiều vị trí công việc giả định. Đề tài được nhà tuyển dụng đưa ra là một vấn đề phát sinh trong thực tế công việc. Mỗi ứng viên trong nhóm tương ứng với các vị trí công việc khác nhau cùng thảo luận, tranh luận trong một khoản thời gian nhất định và thống nhất được cách xử lý cuối cùng.

Bước 3 và 4 (phỏng vấn trực tiếp): Các ứng viên được lựa chọn qua hai bước trên được phỏng vấn trực tiếp xoay quanh nhiều chủ đề từ chuyên môn, đời sống, quan hệ xã hội, sở thích và cả quan điểm cá nhân về một vấn đề nào đó … bằng tiếng Việt (bước 3) và tiếng Anh (bước 4).

Sau cùng, các ứng viên sẽ được chọn lọc bằng cách tính điểm từ một hội đồng tuyển dụng gồm nhiều người có kinh nghiệm grain các nhà quản lý.

Có thể tại mỗi tổ chức grain doanh nghiệp có uy tín khác trên thế giới có một quy trình tuyển dụng khác nhau. Nhưng nhìn chung là vẫn đảm bảo đủ độ khắt khe và hoàn thiện để lựa chọn và không bỏ sót những người giỏi.

Các thí sinh tham gia kỳ thi tuyển công chức hành chính. Ảnh: TTO

Loay hoay cách làm cũ kỹ, lạc hậu

Trong khi đó thì tại Việt Nam, các doanh nghiệp nhà nước grain các cơ quan hành chính đang tổ chức việc tuyển dụng công chức như thế nào?

Đáng buồn là sau bao nhiêu năm đổi mới, chúng ta đã từng bước hội nhập thế giới, được tiếp cận với nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ quản lý tiên tiến nhưng quy trình tuyển dụng công chức tại Việt Nam vẫn đang loay hoay với cách làm cũ kỹ, lạc hậu và đặc biệt là thiếu minh bạch.

Đây cũng là nội dung nhận được sự quan tâm của cử tri cả nước và đã được đưa vào nghị quyết chất vấn trong kỳ họp Quốc hội vừa qua. Đó là các vấn đề tuyển dụng, đào tạo, chế độ đối với cán bộ, công chức Nhà nước, giải pháp nâng cao chất lượng bộ máy chính quyền ở cơ sở.

Thực tế thời gian qua cho thấy, nhu cầu tuyển dụng cán bộ Nhà nước thường không hoặc ít được thông báo công khai. Công tác tuyển dụng được tổ chức sơ sài qua một vài kỳ thi được gọi là thi tuyển công chức với nhiều câu hỏi vô thưởng vô phạt grain mang tính đánh đố như “Diện tích, số dân của địa phương X là bao nhiêu?”.

Đó là chưa kể đến những yêu cầu không đáng có cho nhiều vị trí tuyển dụng như lý lịch tốt, nhân thân tốt, grain phải là đảng viên…

Công tác tuyển dụng công chức vẫn mang nặng tính hình thức. Tình trạng gửi gắm criminal cháu grain cơ cấu từ trước diễn ra phổ biến. Ngay cả khi bỏ qua các yếu tố “khách quan” này thì chỉ thông qua một vài động tác thi tuyển sơ sài như thế, thật khó để nhận biết ai là người có khả năng đáp ứng được yêu cầu công việc.

Cũng vì thi tuyển quá sơ sài nên những quy định kiểu như phân biệt người học công lập grain ngoài công lập của một vài địa phương trong thời gian qua có phần kệch cỡm.

Dư luận đã không ít lần phản ánh có nhiều trường hợp có đủ điều kiện để đảm nhận công việc nhưng không hề được tuyển dụng. Để rồi xảy ra tình trạng chỗ cần thì không có, chỗ có thì không cần grain có nhưng không đảm bảo được yêu cầu công việc.

Hiện nay, do sợ “mất lòng” nên tại không ít cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước, số lượng viên chức nhiều hơn rất nhiều lần so với nhu cầu. Dư luận từng có phản ánh chuyện tại một số cơ quan, khi không biết bố trí nhân sự vào đâu do quá dư thừa nên người ta lập nên nhiều phòng được gọi vui là “Phòng Không phòng”.

Ở đó, những người vô công rỗi nghề, không làm được việc gì thì được “nhét” vào. Thực trạng kêu ca lương thấp cũng phát xuất từ đây. Thay vì chỉ cần 30 người mà phải trả lương cho 60 người thì không thấp mới là chuyện lạ…

Thực trạng này có mới không? Xin thưa chắc chắn là không! Thậm chí những nhà quản lý, lãnh đạo đều biết rất rõ là đằng khác. Mặc dù được nhiều người lên tiếng nhưng cách thức đó vẫn thản nhiên được nhiều người, nhiều cơ quan áp dụng.

Vậy khi nào thì chất lượng tuyển dụng cũng như chất lượng công chức được cải thiện? Khi nào thì những người đủ tài đức có thể tham gia gánh vác trách nhiệm cải thiện hiệu quả công việc tại các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước?

Câu trả lời chắc vẫn còn ở thì tương lai.

Có lẽ phải đợi những mệnh lệnh nghiêm khắc từ các nhà lãnh đạo cấp cao được anathema ra, grain might mắn hơn là khi những nhà quản lý, lãnh đạo của các cơ quan đơn vị này cảm thấy xấu hổ với bộ mặt lem luốc tại cơ quan mình thì tình hình mới mong được cải thiện.

 

Nguồn: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-12-06-tuyen-dung-cong-chuc-va-noi-xau-ho

HN Việt Nam-Nhật Bản về Đại số giao hoán

Posted: 12 Dec 2011 04:47 PM PST

(GDTĐ) – Sáng 12/12,  tại Trường ĐH Quy Nhơn -Bình Định, Viện Toán học Việt Nam và Trường ĐH Tổng hợp Meiji -Nhật Bản phối hợp tổ chức Hội nghị quốc tế về Đại số giao hoán. Đến dự có ông Mai Thanh Thắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định; PGS.TSKH Ngô Việt Trung, Viện trưởng Viện Toán học VN; PGS.TS Nguyễn Hồng Anh, Hiệu trưởng Trường ĐH Quy Nhơn và có hơn 100 giảng viên, nhà khoa học chuyên ngành Toán học của Việt Nam và các nước Nhật Bản, Mỹ, Đức, Hàn Quốc, Ấn Độ.

Hội nghị
Các đại biểu dự hội nghị

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201112/Binh-Dinh-Hoi-nghi-quoc-te-Viet-NamNhat-Ban-ve-Dai-so-giao-hoan-1956713/

Thi tốt nghiệp THPT 2012: Không bắt buộc thi cụm trường, xóa chấm chéo

Posted: 12 Dec 2011 04:47 PM PST

Đó là điểm quan trọng trong dự thảo Thông tư về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp THPT mà Bộ GD-ĐT đang đăng tải xin ý kiến.

Cũng theo dự thảo này, để đảm bảo công tác coi thi các địa phương có thể lựa chọn cán bộ, giảng viên tham gia thanh tra kỳ thi trên địa bàn theo đề nghị của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh.

Ngoài việc bỏ thi cụm, chấm chéo thông tư dự thảo dự kiến mở rộng thành phần tham gia làm thư ký và ủy viên Hội đồng in sao đề thi. Cụ thể: Thư ký và ủy viên Hội đồng in sao đề thi là chuyên viên của Sở GD-ĐT, cán bộ, giáo viên, nhân viên của các trường phổ thông. Số lượng thư ký và ủy viên do Giám đốc GD-ĐT quy định.

Giám đốc Sở GD-ĐT ra quyết định thành lập Hội đồng chấm thi tốt nghiệp phổ thông trong đó, mỗi môn tự luận có 2 tổ chấm thi, đảm bảo giáo viên không chấm bài thi tự luận của học sinh trường phổ thông mình giảng dạy.

Do thay đổi về phương thức tổ chức thi nên Bộ GD-ĐT cũng đã điều chỉnh những quy định về phúc khảo bài thi. Theo đó, Hội đồng phúc khảo có một bộ phận làm phách bài thi tự luận, độc lập với các tổ chấm thi. Hội đồng phúc khảo có một tổ chấm trên máy bài thi của các môn thi theo phương pháp trắc nghiệm và bộ phận giám sát trực tiếp, liên tục, thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn chấm thi trắc nghiệm của GD-ĐT.

Bộ GD-ĐT cho biết, sau khi tiếp nhận ý kiến đóng góp các điểm sửa đổi này lại tiếp tục được bàn luận tại Hội nghị thi và tuyển sinh năm 2012. Sau khi thống nhất các ý kiến, trong tháng 2/2012, Thông tư sửa đổi quy chế thi tốt nghiệp THPT sẽ chính thức được anathema hành.

Nguyễn Hùng

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-546767/thi-tot-nghiep-thpt-2012-khong-bat-buoc-thi-cum-truong-xoa-cham-cheo.htm

Thi nói độc thoại trong môn Ngoại ngữ HS giỏi quốc gia

Posted: 12 Dec 2011 04:47 PM PST

Đó là một trong những điểm mới của đề thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 mà Bộ GD-ĐT vừa hướng dẫn.

Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, phạm vi nội dung kỳ thi chọn học sinh giỏi (HSG) quốc gia THPT năm 2012 theo Chương trình giáo dục THPT hiện hành và Chương trình chuyên sâu các môn chuyên cấp THPT anathema hành.

Về hình thức thi và đề thi, trong các kỳ thi HSG từ năm 2012, cùng với việc thực hiện hình thức thi viết và thi lập trình trên máy vi tính, Bộ GD-ĐT sẽ từng bước triển khai thực hiện hình thức thi nói đối với các môn Ngoại ngữ và hình thức thi thực hành đối với các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học. Bước đầu, trong kỳ thi HSG năm 2012, các môn Ngoại ngữ sẽ có thêm hình thức thi nói ở mức độc thoại của thí sinh; đối với các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, sẽ có câu hỏi về thực hành trong đề thi.

Lịch tổ chức thi, ngày 11/1/2012, các Hội đồng coi thi tổ chức buổi thi viết cho các môn Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc và buổi thi lập trình trên máy vi tính cho môn Tin học.

Ngày 12/1/2012, các Hội đồng coi thi tổ chức buổi thi viết cho các môn Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học; buổi thi lập trình trên máy vi tính cho môn Tin học và buổi thi nói cho các môn Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc.

Năm nay, Bộ cũng lưu ý, người được cử đi coi thi môn Tin học và các môn Ngoại ngữ phải là giáo viên đang giảng dạy chính môn đó ở cấp THPT; ngoài ra, giáo viên được cử đi coi thi các môn Ngoại ngữ phải là người biết sử dụng thành thạo thiết bị nghe đĩa CD và máy vi tính.

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-546695/thi-noi-doc-thoai-trong-mon-ngoai-ngu-hs-gioi-quoc-gia.htm

Dạy học sinh cá biệt: Lạt mềm buộc chặt

Posted: 12 Dec 2011 04:46 PM PST

Đồng cảm và bảo vệ

Ông Trần Tấn Tài – Phó phòng Giáo dục Q.5, TP.HCM, nhiều năm làm Hiệu trưởng Trường THCS Trần Bội Cơ cho biết, ông đã từng phát hiện, xử lý rất nhiều vụ học sinh (HS) liên quan đến trộm tiền bạn học. Nhưng có điều khá đặc biệt là khi tìm ra thủ phạm, ông không công khai danh tánh mà lại bảo vệ các em. Điều này mới nghe qua có vẻ nghịch lý, nhưng ông cho rằng, nếu nêu tên, bạn học biết mình là kẻ cắp, các em sẽ mặc cảm và ghét bỏ cả thầy cô. Chẳng những thế, khi bị bạn bè chế giễu là kẻ ăn cắp thì các em sẽ bị ảnh hưởng tâm lý rất lớn, dễ dẫn đến chán học.


Ông Tài cũng chia sẻ kinh nghiệm phát hiện học sinh trộm tiền thông qua phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả: Loại trừ. HS sẽ lấy ra một mẫu giấy, ghi và trả lời các câu hỏi như: Em có "lỡ" lấy tiền của bạn không? Bạn nào thường grain lấy đồ của bạn khác mà không trả? Trước thời gian bạn bị mất trộm, em thấy ai khả nghi?… "Do các em không ghi tên trong giấy nên sẽ trả lời rất thật và mạnh dạn. Sau đó mình lọc lại thì chỉ còn khoảng 5-6 em khả nghi. Mình chỉ cần mời từng em lên làm việc, mình nhìn thẳng vào mắt các em, nếu em nào lấy trộm, chắc chắn không dám nhìn lại. Đồng thời, mình đánh vào lỗi lầm của các em như một sự đồng cảm: ai cũng từng có lỗi lầm và thầy cũng vậy, cũng từng mắc sai lầm. Nhưng quan trọng mình biết nhận lỗi và sửa sai để trở thành người tốt. Cuối cùng mình hứa với HS là sẽ bảo vệ, không để ai biết em là kẻ cắp. Nếu mình thực hiện được điều hứa, các em sẽ thấy tin tưởng ở thầy cô giáo, và chắc chắn các em sẽ phấn đấu", ông Tài nói.

Tìm cách giải tỏa năng lượng

5 năm trở về trước, Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, Q.4, TP.HCM nằm trong tình trạng "báo động đỏ". Ông Trần Ngọc Minh – nguyên Hiệu trưởng, cho biết: "Chuyện "choảng" nhau của HS trường này trước kia như cơm bữa. Một ngày đánh nhau mấy lần, đánh trong trường, đánh ngoài đường, lôi cả giang hồ vào đánh"… Trước thực trạng này, ông cho thành lập hàng loạt các CLB âm nhạc, hội họa, võ thuật… và tìm cách tuyên truyền để HS cá biệt tham gia. Ông ví HS như năng lượng hạt nhân, mình sử dụng theo mục đích nào là do mình. "Khi vui chơi, hoạt động trong các CLB, các em sẽ hết năng lượng, và khi về nhà là các em ngủ, nghỉ, không đi quậy phá, lâu ngày sẽ thành thói quen. Đồng thời thầy cô giáo phải có quá trình theo dõi sự thay đổi của các em", ông Minh nói.

Mặt khác, ông cũng nhận ra rằng, những HS lớp 10 thường xuyên đánh nhau nhất. Bởi các em đến từ nhiều trường, nhiều nơi khác nhau nên chưa có thời gian hiểu nhau. Do vậy, cứ mỗi đầu năm học, ông lại sinh hoạt cho HS tự giới thiệu để tạo sự gần gũi.

Tìm hiểu tâm lý từng đối tượng

Trong các trường giáo dục thường xuyên, tình hình phức tạp hơn. Theo ông Phan Minh Khoa – Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên Q.Tân Bình (TP.HCM), HS giáo dục thường xuyên thường có học lực yếu, hoàn cảnh cá biệt (nghèo, nhập cư từ các tỉnh, đã nghỉ học, vừa đi học vừa đi làm, lớn tuổi…) nên giáo dục HS này không vi phạm đạo đức là điều rất khó.

Hiểu đặc điểm của HS, ông đề ra biện pháp: giáo viên khi tiếp cận một trường hợp HS hư phải xác định lứa tuổi, giới tính để nắm được tâm sinh lý của HS, nguyên nhân dẫn HS đến chỗ cá biệt (do mâu thuẫn gia đình; cha mẹ thường xuyên cãi vã, ly hôn; cha mẹ nuông chiều; mồ côi cha, mẹ; ở xa gia đình…). Từ đó, giáo viên tiếp cận HS vi phạm bằng cách lắng nghe HS giải trình, thái độ tôn trọng và hòa nhã. Ông Khoa khẳng định: "Đối tượng HS này mình cần phải tìm giải pháp tâm lý sẽ hiệu quả hơn là kỷ luật nghiêm khắc".

Tiến sĩ Trương Công Thanh – Viện Nghiên cứu giáo dục, cho rằng: "Để giáo dục HS cá biệt khó hơn rất nhiều so với dạy HS khá giỏi. Người thầy phải có cái tâm mới có thể chuyển hóa được HS cá biệt, yếu kém thành ngoan hiền. Hiện nhiều trường chỉ có phần thưởng cho những thầy cô giáo bồi dưỡng HS giỏi mà không chú ý đến giáo viên dạy HS cá biệt. Điều này khiến giáo viên không có động lực trong việc cảm hóa, dạy bảo tâm huyết HS cá biệt".

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-546529/day-hoc-sinh-ca-biet-lat-mem-buoc-chat.htm

Comments