Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Đề nghị đính chính SGK vì phiên âm chưa chuẩn

Posted: 03 Dec 2011 05:27 AM PST

Trong văn bản này, ông Chu Đức Tính cho biết: “Luật sư Lôdơbi (Loseby) là người đã bào chữa và bảo vệ thành công cho Tống Văn Sơ (tức Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh) tại tòa án Hồng Công năm 1931. Ông có tên tiếng Anh đầy đủ là Francis Henry Loseby, cha của ông là cụ Áctuya Lôdơbi (Arthur Loseby) và mẹ là cụ bà Đôrôti Lôdơbi (Dorothea Loseby).

Hiện nay, chúng tôi được biết trong sách giáo khoa của Nhà xuấn bản Giáo dục đã phiên âm sang tiếng Việt tên của vị Luật sư nói trên là Lôdơbai. Theo chúng tôi, cách viết grain phiên âm đó là chưa chính xác”.

Ông Tính đưa ra 6 dẫn chứng: Trong bản thảo bút tích tác phẩm "Vừa đi đường vừa kể chuyện" với bút danh T.Lan, Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng từ nguyên gốc tiếng Anh là Loseby để gọi tên vị Luật sư, và trong bản in của Nxb Sự thật, Hà Nội, 1963, in là Lôdơbi.

Đồng chí Trịnh Ngọc Thái – nguyên Phó Trưởng anathema Đối ngoại TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam cho biết: "Năm 1960, tôi là cán bộ Ban đối ngoại TƯ được cử tháp tùng và phiên dịch cho ông Luật sư Loseby sang tham Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khi đón gia đình tại sân brook Gia Lâm, tôi chào: Kính chào ông Luật sư Lôdơbai. Ông Loseby lập tức sửa ngay lại cho tôi là: Tên tôi đọc là Lôdơbi chứ không phải là Lôdơbai". Do đây là tên riêng của cá nhân, vì vậy cần phải tôn trọng theo cách gọi truyền thống của gia đình và dòng họ.

Tại Viện phim Việt Nam và Bảo tàng Hồ Chí Minh hiện đang lưu giữ cuốn phim tài liệu, thời sự về chuyến thăm Việt Nam của ông bà Loseby năm 1960. Phim được sản xuất và phát hành năm 1960, tên trên phim được phiên âm và ghi rõ theo tiếng Việt là Lôdơbi.

Bà Nguyễn Thị Cúc, nguyên cán bộ Nhà Xuất bản Ngoại văn, người tháp tùng và phiên dịch cho bà Loseby trong chuyến thăm Việt Nam năm 1960, cũng viết rõ trong tài liệu viết tay bà trao lại cho Bảo tàng Hồ Chí Minh, trong đó tên ông bà Luật sư được viết theo tiếng Việt Lôdơbi. Tài liệu hiện đang lưu giữ tại kho Tư liệu Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Năm 1994, Bảo tàng Hồ Chí Minh được đón bà Patricia (con gái duy nhất của ông bà Luật sư Loseby). Khi thăm tủ trưng bày quần áo của ông bà Luật sư tặng Nguyễn Ái Quốc để cải trang năm 1933, lúc hướng dẫn viên giới thiệu: "Đây là bộ quần áo của gia đình Luật sư Lôdơbai…", bà Patricia xúc động nói: "Xin lỗi chị và nhờ chị nói hộ với các bạn Việt Nam là: Cha tôi tên gọi là Lôdơbi chứ không phải là Lôdơbai".

Năm 2002, ông Pôntác (Paul Tagg), cháu ngoại của gia đình Luật sư Loseby sang thăm Việt Nam, đến Bảo tàng Hồ Chí Minh để trao lại một số kỷ vật theo lời di chúc của gia đình cũng một lần nữa khẳng định tên gọi của vị Luật sư phải được đọc là Lôdơbi.

Chính vì lẽ đó, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã nhiều lần đính chính trên tạp chí, báo và các phương tiện thông tin đại chúng, strain không có kết quả. Sở dĩ như vậy vì hầu hết mọi người Việt Nam đều đã học các chương trình giáo dục phổ thông và trong chương trình đó có trích tác phẩm "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch" của tác giả Trần Dân Tiên. Tác phẩm này đã xuất bản lần đầu từ kháng chiến chống thực dân Pháp và sau đó được tái bản nhiều lần. Trong tác phẩm này, Nxb đã dùng từ Lôdơbai để gọi tên vị Luật sư này.

Ông Chu Đức Tính cho biết: "Thật ra, cách phiên âm như vậy không sai trong việc phiên dịch thông thường từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Song trong trường hợp này, do chính Bác Hồ đã viết rõ năm 1961 là Lôdơby và gia đình Luật sư đã đề nghị với chúng tôi nhiều lần rằng đây là đặc điểm riêng của gia đinh. Vì vậy, Bảo tàng Hồ Chí Minh đề nghị Bộ trưởng chỉ đạo Nhà xuất bản Giáo dục đính chính trong sách giáo khoa, gọi đúng tên của Luật sư là Francis Henry Loseby (Phơrăngxít Henri Lôdơbi). Chúng tôi cho rằng chỉ có sửa từ sách giáo khoa thì sự đính chính mới thực sự có hiệu quả".

Hồng Hạnh

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-543815/de-nghi-dinh-chinh-sgk-vi-phien-am-chua-chuan.htm

Chặng đường nửa thế kỷ của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

Posted: 03 Dec 2011 05:26 AM PST

(GDTĐ) – Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (sau đây gọi tắt là Viện) thuộc Bộ GDĐT, là cơ quan nghiên cứu quốc gia về khoa học giáo dục (KHGD), có sứ mệnh phát triển nền KHGD Việt Nam, giúp Bộ trưởng Bộ GDĐT trong nghiên cứu toàn diện về GD, xây dựng chiến lược GD, chính sách quản lí nhà nước về GD và ĐT; triển khai các nhiệm vụ cấp bách, nhiệm vụ chính trị của ngành; Viện là đơn vị nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai về KHGD; đào tạo sau đại học về KHGD và các ngành liên quan.

Thành lập năm 1961, đến negative vừa tròn 50 tuổi, Viện đã có một đội ngũ cán bộ nghiên cứu trên 400 người, trong đó có 200 GS, PGS,TS, ThS, làm việc tại 17 trung tâm nghiên cứu, đào tạo – bồi dưỡng, thông tin khoa học và trường thực nghiệm GD.

Hội thảo triết lý GD
Hội thảo triết lý GD

Lịch sử hình thành

Đơn vị tiền thân của Viện KHGD Việt Nam ngày negative là Viện Nghiên cứu GD  thuộc Bộ GD, được thành lập ngày 6/12/1961. Ngày 07/01/1971, Phủ Thủ tướng đã ra Quyết định thành lập Viện KHGD trên cơ sở thống nhất Viện cũ và bổ sung một số bộ phận khác của Bộ GD. Năm 1987, Bộ trưởng Bộ GD ra Quyết định thành lập Viện KHGD Việt Nam trên cơ sở hợp nhất Viện KHGD với nhiều cơ quan nghiên cứu khác của Bộ GD. Năm 1994, Viện KHGD dục Việt Nam lấy lại tên cũ là Viện KHGD.                     

Năm 1977, Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề trực thuộc Tổng cục Dạy nghề Viện Nghiên cứu Đại học và Trung học chuyên nghiệp trực thuộc Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp được thành lập. Năm 1988, trên cơ sở sáp nhập hai viện này, Viện Nghiên cứu Đại học và GD chuyên nghiệp đã ra đời. Năm 1994, Viện Nghiên cứu Đại học và GD chuyên nghiệp được đổi tên thành Viện Nghiên cứu Phát triển GD.

Năm 2003, Viện Chiến lược và Chương trình GD được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Viện KHGD và Viện Nghiên cứu Phát triển GD. 

Năm 2008, Viện KHGD Việt Nam được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Viện Chiến lược và Chương trình GD, đồng thời sáp nhập Trung tâm Công nghệ GD, Trung tâm Nghiên cứu GD Dân tộc vào Viện.


Thành tích nổi bật trong nghiên cứu KHGD

Viện đã hoàn thành một số công trình nghiên cứu cơ bản và đã tổ chức nghiên cứu một hệ thống đề tài có quy mô lớn: Chủ trì 01 chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước (gồm 17 đề tài), 35 đề tài cấp Nhà nước, 480 đề tài cấp Bộ (trong đó có 27 đề tài cấp Bộ trọng điểm), 06 dự án sản xuất thử cấp Nhà nước, 24 đề tài ứng dụng, triển khai sản xuất thử cấp Bộ, 4 đề tài về tiêu chuẩn cấp Nhà nước, 11 đề tài về tiêu chuẩn cấp Ngành, 346 đề tài cấp cơ sở, 23 dự án, đề án thuộc 8 chương trình – mục tiêu của Bộ. Ngoài ra, Viện còn thực hiện 40 đề tài hợp tác với nước ngoài, 74 đề tài nghiên cứu theo hợp đồng với các cơ quan Trung ương và địa phương; 07 nhiệm vụ quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường.

Ngoài các đề tài, Viện còn được giao nhiều nhiệm vụ nghiên cứu và đề án triển khai phục vụ quản lí nhà nước, góp phần giải quyết những nhiệm vụ cấp bách, nhiệm vụ chính trị của ngành. Ngay từ ngày đầu mới thành lập, Viện đã biên soạn hoàn chỉnh các văn kiện phục vụ Bộ chính trị, Trung ương đảng về cải cách GD phổ thông; tư vấn cho LĐ Bộ về các chủ trương, chính sách phát triển GD trong từng giai đoạn. Các nghiên cứu của Viện đã cung cấp những luận cứ khoa học cho việc đổi mới hệ thống GD và đóng góp có ý nghĩa vào việc xây dựng các văn bản quan trọng về GD như: Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII; Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng khóa IX, khóa XI, Nghị quyết 40, 41 của Quốc hội về đổi mới chương trình GDPT và phổ cập THCS; Nghị định 90CP của Chính phủ, trong đó đào tạo thạc sỹ – một bậc học mới lần đầu tiên được đưa vào cơ cấu khung hệ thống GD quốc dân. Đội ngũ cán bộ khoa học đã chủ trì và tham gia thực hiện các nhiệm vụ cấp bách của ngành, như: Xây dựng báo cáo về tình hình GD của Chính phủ trình Quốc hội khóa X tại kì họp thứ sáu; Báo cáo về việc thực hiện Nghị quyết TW 2 sau mỗi giai đoạn nhất định, v.v…

Viện được giao nhiều nhiệm vụ nghiên cứu lớn, như: xây dựng Chiến lược phát triển GD 2001 – 2010; tổ chức đánh giá và xây dựng báo cáo đánh giá tình hình thực hiện chiến lược phát triển GD 2001 – 2010; phối hợp xây dựng báo cáo tình hình phát triển GD và ĐT đồng bằng sông Cửu Long, vùng Tây Nguyên và Tây Bắc giai đoạn 2001 – 2005, và định hướng phát triển đến 2010; thường trực xây dựng chiến lược phát triển GD 2011 – 2020; xây dựng kế hoạch hành động giáo dục trẻ khuyết tật giai đoạn 2005-2010. Triển khai dịch vụ tư vấn cho các tỉnh, thành phố xây dựng quy hoạch phát triển GD 10 năm; dịch vụ tư vấn xây dựng chiến lược phát triển các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.

Những kết quả nghiên cứu của Viện về mô hình cơ sở GD mới đã được đưa vào triển khai trong thực tiễn, như: trung tâm dạy nghề cấp quận/huyện; trường cao đẳng cộng đồng; trung tâm học tập cộng đồng; trường phổ thông dân tộc nội trú; trường phổ thông dân tộc bán trú; các loại hình trường bán công, dân lập và tư thục,v.v…


Viện là cơ quan có vai trò quan trọng trong xây dựng chương trình và hướng dẫn thực hiện các chương trình GD như: Chương trình chăm sóc, GD trẻ mầm non, phổ thông, GD chuyên nghiệp và đại học, GD thường xuyên, GD chuyên biệt; chương trình đào tạo ở các trường trung học và cao đẳng sư phạm; đổi mới chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên các chu kì. Các phương án Đổi mới các mô hình nhà trường: tiểu học, THCS, THPT. Đổi mới phương pháp dạy học; dạy tin học trong nhà trường phổ thông; dạy chữ dân tộc và tiếng Việt cho học sinh dân tộc; hoàn thiện mô hình GD chuyên biệt, triển khai mô hình GD hòa nhập, đào tạo giáo viên dạy trẻ khuyết tật; tiêu chuẩn trang thiết bị dạy học đáp ứng những đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học. Nghiên cứu về phương án sử dụng điểm thưởng trong các kì thi tuyển sinh vào THCN, cao đẳng và đại học. Tham gia xây dựng đề án dạy ngoại ngữ trong hệ thống GD quốc dân và chủ trì xây dựng chương trình tiếng Anh tiểu học, trung học cơ sở; đề án thí điểm dạy tiếng Nhật trong trường phổ thông Việt Nam; đề án dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài. Viện đã có những đóng góp, phát hiện mới trong nghiên cứu cơ bản về phát triển trí tuệ học sinh tiểu học, trung học; đặc điểm phát triển sinh lí, thể chất trẻ từ 0 đến 6 tuổi. Các kết quả nghiên cứu của Viện đã góp phần giải quyết những vấn đề cốt lõi về quy luật hình thành nhân cách criminal người Việt Nam, làm phong phú thêm cơ sở lí luận và đề xuất các giải pháp phù hợp cho các mặt GD, đặc biệt là đức dục, trí dục đối với mọi đối tượng từ mầm non đến phổ thông, chuyên nghiệp, dạy nghề, phù hợp với tính đa dạng và trình độ phát triển của các vùng, miền trong cả nước.

Sản phẩm nghiên cứu của Viện bao gồm hàng nghìn bài báo khoa học; các bộ chương trình về GD mầm non, phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp, GD đại học, GD thường xuyên; hàng trăm đầu sách chuyên khảo và tham khảo; tài liệu dịch; đồng tác giả trên 100 đầu sách giáo khoa các cấp học; trên 70 mẫu thiết bị dạy học. Ngoài ra, còn có hàng trăm báo cáo khoa học được công bố tại các hội nghị khoa học cấp quốc gia và quốc tế.


Công tác đào tạo và bồi dưỡng sau đại học

Năm 1978, Viện được nhận nhiệm vụ đào tạo trên đại học và hai năm sau, năm 1980, khóa đào tạo PTS (nay là TS) đầu tiên được tuyển sinh với hai chuyên ngành Tâm lí học và Giáo dục học. Ngoài đào tạo TS, năm 1992, Viện  được Bộ GDĐT giao nhiệm vụ đào tạo thạc sĩ. Đến nay, Viện đã đào tạo 28 khoá NCS với 184 NCS đã bảo vệ thành công luận án TS, trong đó có 2 NCS là người nước ngoài, hiện đang đào tạo 157 NCS. Đã có 1144 học viên cao học bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ KHGD tại Viện. Viện đã chủ trì tổ chức hàng trăm khóa bồi dưỡng dành cho cán bộ quản lí và giáo viên các trường ĐH, CĐ, TCCN và dạy nghề về quản lí GD, đổi mới phương pháp dạy học và phương pháp luận nghiên cứu khoa học, v.v…

Trong công tác nâng cao năng lực đội ngũ, Viện đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng trăm cán bộ đi học, tập huấn, tham quan ở nước ngoài và đón hàng chục đoàn cán bộ các nước vào tham quan, học tập và hợp tác nghiên cứu. Tổ chức các lớp học chuyên đề để nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ Viện.

Hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và đào tạo

Viện là một trong những đơn vị có quan hệ mật thiết với Viện Hàn lâm KHGD Liên xô và Viện Hàn lâm KHGD Cộng hòa dân chủ Đức (trước đây). Ngoài ra, Viện còn có quan hệ hợp tác với Bộ GD và các trường đại học của nhiều nước, các tổ chức quốc tế. Viện đã kí kết hợp tác và tổ chức trao đổi thông tin KHGD, hợp tác nghiên cứu với nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học trên thế giới như: Viện Nghiên cứu vì sự phát triển của Pháp (IRD); Viện Hàn lâm GD của LB Nga; Trường Đại học Lund-Thụy Điển; Trường đại học California Miranmar, Mỹ; Trường Đại học Boston Anh Quốc; Đại học Giáo dục Aarhus Đan Mạch; Hội đồng Anh; Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản; Viện Phát triển GD Hàn Quốc (KEDI); Viện Nghiên cứu về GD suốt đời Hàn Quốc (NILE); Viện Chương trình và Đánh giá Hàn Quốc; Viện Dạy nghề của Hàn Quốc (KRIVET); Trường ĐH WooSong, v.v… 

Ngoài ra, Viện còn đạt được nhiều thành tích trong công tác thông tin khoa học và hoạt động chính trị, xã hội…

Vì những thành tích xuất sắc trên, Viện đã được Nhà nước trao tặng  các phần thưởng cao quý: Huân chương Lao động hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; Huân chương Độc lập hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; Cờ thi đua của Bộ GDĐT. Đảng bộ của Viện đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh. Hàng năm công đoàn Viện đều được tặng thưởng bằng khen của Công đoàn GD Việt Nam và của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Viện KHGD Việt Nam, thay mặt toàn thể cán bộ Viện, tôi xin chân thành cảm ơn sự lãnh đạo của Bộ GD ĐT, các Bộ, Ban, Ngành trung ương đã dành sự quan tâm, chỉ đạo và tạo những điều kiện thuận lợi để Viện hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Trân trọng cảm ơn các đơn vị trực thuộc Bộ, các sở GDĐT, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, các cơ sở GD mầm non trong cả nước vì những hoạt động hợp tác có hiệu quả. Xin cảm ơn tất cả các bậc tiền bối, các cán bộ lãnh đạo và các nhà khoa học, các cán bộ và viên chức của Viện qua các thời kì đã và đang đóng góp công sức của mình xây dựng Viện ngày càng phát triển.

GS.TS. Phan Văn Kha

Viện trưởng Viện KHGD Việt Nam

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201112/Chang-duong-nua-the-ky-cua-Vien-Khoa-hoc-Giao-duc-Viet-Nam-1956339/

Nghiên cứu và ứng dụng khoa học quản lý GD

Posted: 03 Dec 2011 05:23 AM PST

(GDTĐ) – NCKH theo nhu cầu xã hội mang ý nghĩa nhân văn, nhân sinh, phản ánh sự gắn kết NCKH với nhu cầu kinh tế – xã hội, gắn kết nhà khoa học và người dân. Đó cũng là mối "lương duyên", grain sự tương tác hai chiều sở cầu sự phát triển trong chính sách phát triển kinh tế, xã hội của bất cứ quốc gia nào. Trong phạm vi của lĩnh vực giáo dục và đào tạo, NCKH Quản lý giáo dục (QLGD) là một ngành nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học quản lý nhà nước, phục vụ giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực lao động hiện đại, đáp ứng mục tiêu phát triển toàn diện và bền vững của đất nước. Cho nên, NCKH QLGD không chỉ mang tính lý luận, lý thuyết vạch đường cho chiến lược, tổ chức, quá trình dạy học và QLGD mà còn mang tính thực tiễn, ứng dụng cao, đáp ứng phù hợp nhu cầu của người học và xã hội.

 

Một số suy nghĩ từ thực trạng nghiên cứu về khoa học QLGD

Khi nghiên cứu bất cứ môn khoa học nào đều cần thiết dựa vào cơ sở lý luận và thực tiễn, vào sự đánh giá tổng kết lý luận, thực tiễn để đề xuất nhiệm vụ mới, sự sáng tạo. Đến hôm nay, NCKHQLGD đã có một chặng đường phát triển, strain những gì thu được là còn quá ít, nên vẫn chỉ dừng lại ở mức độ anathema đầu, "chập chững", thiếu hẳn một hệ thống lý luận đồng bộ, đầy đủ; vẫn chưa tổng kết được tính hiệu quả nghiên cứu đáp ứng thực tiễn. Những năm cuối thập kỷ bảy mươi của thế kỷ trước, ở Liên Xô cũ cũng đã rộ lên những cuộc bàn luận về lý luận quản lý nói chung, các nhà khoa học đã khẳng định quản lý là khoa học, "tính khoa học của nó được đảm bảo bằng một hệ thống các khoa học", và đặt ra yêu cầu phải đầu tư nghiên cứu những vấn đề thuộc về quản lý một cách nghiêm túc hơn là thành lập hàng loạt những phòng, ban, trung tâm, trường, viện…mà không hề có "một sự bổ sung" mới mẻ nào về lý luận quản lý. Cũng có thể nói gần tương tự như thế đối với lý luận về KHQLGD ở nước ta. Điểm lại các công trình, sách nghiên cứu về lịch sử sư phạm học, giáo dục học, QLGD… ở nước ta thì thấy không nhiều. Vào những thập niên cuối thế kỷ XX, nguồn tư liệu chủ yếu là sách dịch từ các nước XHCN nên khó tránh khỏi sự phiến diện hoặc đơn giản áp đặt cơ sở lý luận khoa học vào thực tiễn nghiên cứu. Việc nghiên cứu khoa học giáo dục nói chung còn mang nặng tính kinh nghiệm; kinh nghiệm từ thực tiễn phong trào thi đua "hai tốt", học tập "Bắc Lý" trong những năm vừa qua cũng chỉ dừng lại ở mức độ lời khuyên, áp dụng trên phạm vi hẹp, và khó có thể phát triển thành lý luận QLGD. Hơn nữa, khi ngành khoa học QLGD được thành lập (gần đây một số trường mới mở mã ngành đào tạo đại học, cao học, nghiên cứu sinh về QLGD), số lượng chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên quá ít, có khá nhiều người không chuyên, "chuyển sân" bắt đầu nghiên cứu khoa học QLGD. Vì thế để tạo ra được cơ sở lý luận về khoa học QLGD, cần phải có tầm nhìn chiến lược nhằm hoàn thiện hệ thống đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học QLGD. Trước hết cần phải đào tạo, gây dựng đội ngũ các nhà nghiên cứu chuyên sâu về khoa học QLGD, tạo hành lang pháp lý, khuyến khích nghiên cứu những vấn đề lý luận QLGD mới mẻ, hiện đại, phù hợp với chế độ, chính sách, chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo, phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế. Cần thực hiện nghiên cứu chuyên sâu và hệ thống với khoa học QLGD kết hợp tính tích hợp và mở rộng nghiên cứu liên ngành với các môn khoa học khác.

NCKH QLGD theo nhu cầu xã hội là nói đến mối quan hệ cung – cầu giữa hoạt động NCKH QLGD với môi trường kinh tế – xã hội, những tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm nghiên cứu. Tức là, phải đánh giá đúng nhu cầu của người học, của trường học, của cán bộ QLGD, của ngành giáo dục và toàn xã hội. Đơn vị NCKH QLGD nói chung làm đầu mối cung cấp ra "thị trường" sản phẩm, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một khó tính của khách hàng. Bởi đây là thị trường đặc biệt, người sử dụng sản phẩm nói chung là "tinh khôn", không chấp nhận hàng thứ cấp. Có thể thấy, NCKH QLGD hiện negative chưa thực sự được tiến hành đồng bộ giữa các vấn đề: lý luận và thực tiễn, yêu cầu và nhu cầu, chủ thể và đối tượng nghiên cứu, năng lực và chất lượng, đầu tư và hiệu quả, nghiệm thu đánh giá và sử dụng hợp lý sản phẩm…nên không khó để phát hiện ra những bất cập, yếu kém trong tất cả các khâu. Tính chuyên môn hóa trong nghiên cứu không cao, sự mập mờ theo những lối mòn định sẵn làm giảm đi chất lượng của các công trình, đề tài, dự án; hơn nữa, tính liên ngành, liên bộ môn cũng chưa được nghiên cứu đầy đủ để áp dụng có hiệu quả trong thực tế nghiên cứu, cũng như áp dụng vào quản lý mô hình sư phạm cụ thể. Tính chuyên nghiệp đối với cán bộ, cơ quan nghiên cứu cũng chưa được chú ý, tư tưởng hành chính hóa trong hoạt động nghiên cứu vẫn còn nặng nề dẫn đến công tác tổ chức thực hiện và chất lượng hiệu quả nghiên cứu thấp.

Công tác quản lý hoạt động NCKH đã và đang có những cải tiến, đổi mới, strain vẫn chậm, chưa theo kịp với yêu cầu thực tế. Các hoạt động về quản lý, tổ chức, triển khai, kiểm tra, đánh giá NCKH QLGD còn mang nặng tính hình thức, chưa chặt chẽ ở nhiều khâu: xét chọn đề tài, tổ chức hội đồng khoa học, đánh giá nghiệm thu, công bố sản phẩm, … Các cơ sở đào tạo và NCKH QLGD chưa thực sự năng động, nhạy bén, chưa hình thành được các định hướng, mục tiêu và kế hoạch phát triển NCKH cụ thể dựa trên năng lực của cơ sở và nhu cầu của ngành và xã hội nên dễ sa vào đầu tư chệch hướng hoặc dàn trải. Các đề tài nghiên cứu được hình thành một cách thụ động, tự phát và tản mát nên tính khả thi, ứng dụng thực tiễn không cao gây lãng phí nguồn đầu tư.

Kinh phí cấp cho mỗi đề tài nghiên cứu thường eo hẹp, cho dù có tăng hàng năm nhưng mức tăng ít, không theo kịp tỷ lệ đồng tiền trượt giá, nên khó có thể thực hiện nghiên cứu một cách cơ bản và trọn vẹn. Nhiều công trình nghiên cứu vì không đủ kinh phí, phải dừng lại hoặc nảy sinh tâm lý "làm cho xong" của cả tác giả và cơ quan chủ quản. Hơn nữa, NCKHQLGD thuộc ngành khoa học xã hội, khó kêu gọi tài trợ (hoặc nếu có thì kinh phí không cao) từ các tổ chức, doanh nghiệp nên hiện tượng thiếu kinh phí hoặc chịu lỗ vẫn sảy ra, ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý tác giả và chất lượng công trình. Trong đợt kiểm tra tự đánh giá trường đại học vừa qua cho thấy, cơ chế, chính sách của nhiều trường còn chưa phù hợp để tạo động lực, thu hút nhà khoa học, cán bộ, giảng viên tham gia nghiên cứu, viết giáo trình, viết sách, công bố công trình nghiên cứu trên tạp chí uy tín trong nước và quốc tế.

Thực tế đòi hỏi, nếu không cải tiến, đổi mới triệt để hơn nữa về lãnh đạo quản lý, tổ chức hoạt động NCKH thì không thể có sản phẩm chất lượng cao, không thể đáp ứng nhu cầu của ngành và xã hội. Đã đến lúc tự bản thân mỗi cơ sở nghiên cứu phải xác định, nếu không đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu, đầu tư, phát triển đội ngũ có chất lượng để khẳng định danh hiệu và thương hiệu; môi trường không hấp dẫn đối với đối tượng người học, sản phẩm nghiên cứu không đáp ứng nhu cầu thực tiễn thì sẽ bị tự đào thải, hoặc thu hẹp tầm ảnh hưởng, hoạt động trong ngành và xã hội.


ảnh MH

Những gợi mở bước đầu để thay đổi tư duy, phương pháp NCKH QLGD

Thứ nhất, như đã đề xuất ở trên, cần thiết phải hoàn thiện hệ thống lý luận khoa học về QLGD, hệ thống tri thức về QLGD và môi trường giáo dục nhằm khắc phục sự chủ quan, phiến diện, kinh nghiệm chủ nghĩa khi NCKH. Đây là vấn đề nhiều khi bị coi là "mặc định", quá yên tâm với những gì khoa học QLGD đã làm được trong mấy thập kỉ qua, cũng giống như, nói đổi mới phương pháp dạy học là lấy người học là trung tâm, phát huy năng lực người học, nhưng vẫn thiếu khung lý luận tinh xác, thuyết phục nên thực tế dạy học vẫn chưa đổi mới căn bản, đáng kể! Khoa học QLGD vẫn đang thiếu hệ thống cơ sở lý luận hiện đại, phù hợp với sự thay đổi của môi trường giáo dục, với người học và công nghệ dạy học. Cũng có thể mạnh dạn đề xuất các vấn đề để tạo sự chuyển biến, hoàn thiện cơ sở lý luận, lý thuyết về KHQLGD như: sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo triệt để, cụ thể hơn, đầu tư các nguồn lực để đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ chuyên gia, phát triển công tác dịch thuật và giao lưu quốc tế, chuyên nghiệp hóa các khâu: giao, nhận, tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng đề tài, dự án, giáo trình…

Thứ hai, cần tiến hành nghiên cứu, khảo sát, đánh giá chính xác thực trạng hoạt động giáo dục và đào tạo ở mọi cấp học, các yếu tố trong và ngoài nhà trường để đưa ra những dự báo, kế hoạch nghiên cứu khoa học sát với thực tiễn. Cũng giống như nhiều ngành nghiên cứu khác, NCKH QLGD cũng cần đi trước một bước so với thực tiễn, vừa phải phục vụ yêu cầu hiện tại vừa dự báo chính xác để đáp ứng nhu cầu tương lai.

Thứ ba, cần đổi mới tư duy khi xây dựng các chương trình NCKHQLGD và cơ chế hình thành các đề tài NCKH ở các cấp, nâng cao trình độ quản lý, tổ chức hoạt động NCKH, tăng cường tính năng động, nhạy bén và khả năng thích ứng với yêu cầu, nhu cầu thực tế của cá nhân, đơn vị nghiên cứu. Xác định cụ thể về nhiệm vụ nghiên cứu và mục tiêu cần đạt của từng công trình, đề tài, dự án và có chế độ kiểm định năng lực, điều kiện cần thiết đối với cá nhân, tổ chức tham gia nghiên cứu.

Thứ tư, từ chiến lược phát triển NCKH và thế mạnh của đơn vị, cơ sở để xây dựng các chương trình, kế hoạch NCKH QLGD phù hợp; tùy theo mức độ để tập trung ưu tiên những vấn đề mà ngành và thực tế hoạt động QLGD đang đòi hỏi.

Thứ năm, hàng năm số lượng công trình đề tài, dự án, luận văn, luận án…tham gia nghiên cứu QLGD khá lớn, strain tính ứng dụng thực tiễn vẫn chưa được kiểm định, đánh giá một cách khách quan, chính xác; hoạt động chuyển giao các kết quả nghiên cứu vào thực tế rất giới hạn, chưa gắn liền và thuyết phục đối với các đối tượng sử dụng. Do vậy, cần đổi mới hiệu quả hơn nữa công tác kiểm tra, đánh giá đề tài, tổ chức hội đồng nghiệm thu, bảo vệ luận văn, luận án, xác lập cơ chế minh bạch, chặt chẽ, hợp lý trong nghiên cứu, đánh giá và chuyển giao, ứng dụng sản phẩm NCKH.

Thứ sáu, đưa công tác selling vào trường học, các cơ sở nghiên cứu, làm tốt công tác quảng bá hình ảnh. Marketing giáo dục là hoạt động nhằm duy trì, phát triển mối quan hệ giữa các cơ sở, đơn vị nghiên cứu và khách hàng, xã hội ngày càng chặt chẽ và có trách nhiệm hơn. Sản phẩm nghiên cứu cần được thông tin giới thiệu đến cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng một cách kịp thời và đảm bảo chất lượng.

Thứ bảy, tạo môi trường tự do, trân trọng văn hoá tri thức, trong đó phải kể đến chế độ đãi ngộ, đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu, để cán bộ nghiên cứu có môi trường và điều kiện vật chất tốt, phát huy hết năng lực sáng tạo.

Giá trị cung- cầu trong giáo dục liên quan đến những khái niệm như: thị trường giáo dục, selling giáo dục, dịch vụ giáo dục,… đều là những khái niệm mới ở nước ta rất cần được nghiên cứu và bàn bạc kỹ lưỡng. Để NCKH QLGD tiếp cận được thị trường giáo dục, đáp ứng nhu cầu xã hội nên chăng giải quyết tốt những yếu tố hòa hợp cơ bản như: nhu cầu của xã hội và khả năng đáp ứng của các cơ sở đào tạo, nghiên cứu; năng lực, trình độ và khả năng thích ứng của các nhà khoa học và cơ sở đào tạo, nghiên cứu với đòi hỏi của thực tế; kế hoạch chiến lược phát triển NCKH với dự báo nhu cầu xã hội; hệ thống cơ chế, tổ chức, quản lý NCKH với chế độ, chính sách, khuyến khích NCKH… 

Đỗ Tiến Sỹ

 

(Học viện Quản lý giáo dục)

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3062/201112/Nghien-cuu-va-ung-dung-khoa-hoc-quan-ly-GD-can-su-doi-moi-hieu-qua-1956340/

Đổi mới tuyển sinh: Trường phấn khởi, trường dè dặt

Posted: 02 Dec 2011 07:05 PM PST

(GDTĐ)-Bộ GDĐT đã có quyết định chính thức cho kỳ tuyển sinh năm 2012. Trong đó, điều đáng chú ý nhất cũng là điểm mới cho kỳ tuyển sinh sang năm là Bộ sẽ nghiên cứu bổ sung một số khối thi và cho phép các trường đại học trọng điểm, các trường đại học thuộc khối Năng khiếu – Nghệ thuật chủ động đề xuất phương án tuyển sinh.

Theo Bộ GDĐT, việc mở rộng khối thi nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu kiểm tra năng lực đầu vào của các ngành đào tạo, tạo sự linh hoạt trong xét tuyển của các trường và tăng cơ hội đăng ký dự thi của thí sinh. Thông tin chính thức về việc mở rộng khối thi như thế nào sẽ được bàn thảo và đưa ra tại hội nghị tuyển sinh toàn quốc vào ngày 14/1/2012 tới.

Mặc dù chưa có quyết định chính thức nhưng nhiều trường tỏ ra đồng tình cao với cách làm mới này, đồng thời một số trường cũng đã dự kiến đưa ra khối thi mới. Như trường ĐH Công nghệ (ĐHQGHN) đưa ra khối mới là toán, lý, ngoại ngữ cho ngành công nghệ thông tin. Trường ĐH Luật TP.HCM thì dự kiến thi môn Toán, Lý, Ngoại ngữ hoặc Văn, Sử, Ngoại ngữ…

 

 

Đối với việc cho phép một số trường được tuyển sinh riêng, nếu như các trường khối nghệ thuật tỏ ra tự tin nếu được chính thức cho phép sẽ tiến hành ngay trong năm 2012 thì nhiều trường ĐH trọng điểm lại tỏ ra khá dè dặt.

Hiệu trưởng trường ĐH sư phạm nghệ thuật trung ương Phạm Lê Hòa khẳng định hoàn toàn ủng hộ việc cho các trường văn hóa nghệ thuật cũng như các trường có tính chất đặc thù được thi riêng. Ông Hòa cũng cho biết, trường đã sẵn sàng đề án đổi mới trong tuyển sinh, chỉ còn chờ ý kiến từ Bộ. Nếu được cho phép, thay bằng việc hai môn Văn, Sử vẫn thi chung như những năm trước, bắt đầu từ năm 2012, hai môn này sẽ do trường tự tổ chức thi.

Tuy nhiên, những trường ĐH trọng điểm, ĐHQG lại tỏ ra khá dè dặt trước việc tổ chức thi riêng. Lý do các trường này đưa ra là, cách thức thi mới có thể sẽ làm giảm số lượng thí sinh đăng ký dự thi vào trường và quan trọng hơn là liệu các trường khác có công nhận kết quả thi của trường nếu thí sinh không đủ điểm đỗ.

Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội, GS.TSKH Vũ Minh Giang cho biết, trải qua một thời gian lắng nghe ý kiến các cơ sở đào tạo, xã hội, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, bắt đầu từ cuối năm ngoái Bộ GDĐT nhận thấy cần phải thay đổi từng bước việc tổ chức tuyển sinh. Trước mắt theo hướng các đơn vị có đủ khả năng sẽ giao trước tự tổ chức tuyển sinh và ĐHQG HN cũng là đơn vị được Bộ nhắm tới.

Khi tiếp nhận được thông báo đó, lãnh đạo ĐHQG đã báo cáo với lãnh đạo cao nhất của Bộ GDĐT là muốn đưa ra một đề án nhằm đổi mới toàn diện trong công tác tuyển tuyển sinh chứ không chỉ ở riêng ĐHQG. Bộ GDĐT có thể sử dụng nền tảng nghiên cứu khoa học của đề án này để tổ chức tuyển sinh giống như ở nước ngoài. Đó là hình thành một trung tâm khảo thí mà hàng năm người học đến đó để đánh giá năng lực học tập, tùy theo các trường có thể lấy số điểm đánh giá năng lực để xét đầu vào rồi kết hợp cụ thể từng yêu cầu của các trường đại học. Ví dụ, trường KHXHNV có thể viết một bài luận, còn ở trường nghệ thuật thì thi khả năng năng khiếu…

Tuy nhiên, vấn đề ông Giang lo ngại là hệ lụy việc triển khai đề án này thí sinh sẽ ngại thi theo cách mới mà tránh thi vào ĐHQG Hà Nội cũng như kết quả thi của trường sẽ không được công nhận ở các trường ĐH khác.

Về phương thức tuyển sinh của ĐHQGHN trong năm 2012, ông Giang cho biết đến negative vẫn chưa có quyết định cụ thể chính thức.

Những lo ngại trên cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều trường lựa chọn giữ ổn định "3 chung" trong kỳ tuyển sinh tới.

Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201112/Doi-moi-tuyen-sinh-Truong-phan-khoi-truong-de-dat-1956337/

Anh: Cấm HS tiểu học dùng máy tính bỏ túi

Posted: 02 Dec 2011 07:04 PM PST

Theo Telegraph, học sinh (HS) tiểu học sẽ bị hạn chế dùng máy tính bỏ túi vì các nhà giáo dục Anh lo lắng rằng việc tiếp cận máy tính bỏ túi ở một độ tuổi còn nhỏ sẽ làm giảm khả năng thực hiện những phép tính đơn giản ở trẻ.

Sắp tới, việc sử dụng máy tính bỏ túi ở HS tiểu học sẽ được xem là một phần trong kế hoạch kiểm tra lại toàn bộ chương trình giảng dạy quốc gia ở Anh. Người ta cũng tin rằng cần phải yêu cầu các giáo viên không được cho phép HS dưới 9 tuổi dùng máy tính bỏ túi ở các trường công lập.

Trong khi đó, một báo cáo gần đây của Cơ quan Kiểm định Giáo dục (Ofsted) của chính phủ Anh cho thấy tầm quan trọng của việc HS nắm được bảng cửu chương để phát triển khả năng thuần thục về toán học khi lớn lên.

Theo khảo sát của các thanh tra, hầu hết những trường hàng đầu đều chỉ cho phép HS cuối cấp tiểu học sử dụng máy tính bỏ túi, và các em cũng chỉ được dùng máy tính bỏ túi để kiểm tra lại kết quả của các phép tính được tính nhẩm bằng tay.

Ủng hộ quan điểm hạn chế HS tiểu học dùng máy tính bỏ túi, nghị sĩ Elizabeth Truss cho rằng: "Chúng ta phải đảm bảo rằng trường học cung cấp cho HS những nền tảng toán học cơ bản cho phép các em thành công trong cuộc đời. Chúng ta đang lâm vào mối e ngại rằng sẽ sản sinh ra một thế hệ quá thành thạo công nghệ và phụ thuộc quá mức vào công nghệ."

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-543729/anh-cam-hs-tieu-hoc-dung-may-tinh-bo-tui.htm

Comments