Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Câu chuyện của một thầy giáo Hà Nội phần 2

Posted: 20 Nov 2011 04:11 AM PST

Các vị nghe và xem nhé, nhân ngày 20-11.

 

Câu chuyện của một thầy giáo Hà Nội phần 1

Posted: 20 Nov 2011 04:07 AM PST

Mời các vị xem, nghe .

 

Hơn 1 triệu thầy cô hân hoan đón Ngày Nhà giáo

Posted: 20 Nov 2011 04:05 AM PST

Các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp chỉ đạo phòng chức năng phối hợp với Đoàn thanh niên, Hội sinh viên và các phòng, anathema liên quan nhà trường tổ chức các hoạt động thiết thực cho sinh viên.

Trong không khí ngày hội của hơn 1 triệu thầy cô cả nước, PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn – hiệu trưởng trường ĐH Cần Thơ chia sẻ: " Là người Việt Nam chúng ta không thể nào quên truyền thống "tôn sư trọng đạo" mà ông cha ta đã truyền dạy đã vun đắp qua bao thế hệ. Ngày 20/11 hàng năm, là ngày kỷ niệm mà cũng là ngày vui của các thầy cô giáo, là ngày để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đến những người đã dạy dỗ chúng ta nên người, là ngày để chúng ta vui mừng tự hào vì chúng ta vinh dự nối tiếp criminal đường của các thế hệ đi trước, tiếp tục sự nghiệp trồng người".

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã bày tỏ niềm vui khi về thăm Trường ĐH KTQD nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tham dự lễ kỷ niệm 55 ngày thành lập trường và nhà trường đón nhận phần thưởng cao quý Huân chương Hồ Chí Minh lần 2 do Đảng, Nhà nước trao tặng. Chủ tịch nước gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến các thế hệ thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công nhân viên và các em sinh viên.

Sáng 19/11, nhiều trường THPT, Đại học, Cao đẳng, dạy nghề… ở Quảng Ngãi tổ chức kỷ niệm Ngày Nhà giáo VN 20/11 và đón nhận danh hiệu trường đạt chuẩn quốc gia.

Tại lễ kỷ niệm, nhiều trường đã tổ chức cùng ôn lại truyền thống ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo cũng như truyền thống Ngày Nhà giáo VN. Các đại biểu đã ghi nhận và đánh giá cao những thành tích ngành giáo dục đã đạt được trong thời gian qua, sự cống hiến, hy sinh của những tấm gương sáng thầy cô đã có nhiều tâm huyết trong sự nghiệp trồng người. Trong thời gian tới, các thầy cô giáo tiếp tục phấn đấu nhiều hơn nữa, hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy, góp phần đưa giáo dục Quảng Ngãi phát triển theo kịp sự phát triển của nền giáo dục cả nước.

Cũng trong sáng 19/11, Trường THPT Trần Quang Diệu (huyện Mộ Đức) và trường THPT Tư Nghĩa 1 (huyện Tư Nghĩa) tổ chức đón nhận danh hiệu trường đạt chuẩn quốc gia. Đây là hai trường đã đạt nhiều thành tích dạy và học trong thời gian qua.

Đối với Trường THPT Trần Quang Diệu, sau 16 năm xây dựng và phát triển, đến negative mới đạt chuẩn. Hiện negative nhà trường có 20 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, có 50 sáng kiến kinh nghiệm trong việc giảng dạy. Tỷ lệ HS đỗ tốt nghiệp THPT tăng dần theo từng năm học. Năm 2011, HS đỗ tốt nghiệp THPT đạt 99,52%, có 1 HS đạt HS giỏi cấp quốc gia, 114 học sinh giỏi cấp tỉnh, 5 HS thi đỗ thủ khoa vào các trường ĐH có tiếng ở TPHCM và số lượng HS trúng tuyển vào các trường ĐH, CĐ tăng cao so năm học trước…


Tham dự buổi lễ có các thầy cô trong Ban giám hiệu nhà trường, các vị khách mời, cán bộ giáo viên cùng gần 500 SV tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện đạo đức, đại diện cho hơn 16.000 SV của trường.

Phát biểu tại buổi lễ, TS. Nguyễn Đình Hiền – phó hiệu trưởng nhà trường đã bày tỏ vui mừng và động viên SV tiếp tục cố gắng hơn nữa trong công tác học tập, nghiên cứu khoa học cũng như các hoạt động xã hội ngoại khóa. Đối với cán bộ giảng viên của trường tiếp tục nâng cao vai trò của người thầy trong sự nghiệp trồng người.

Năm học 2010-2011, trong tổng số 11.000 SV (chưa kể SV đã tốt nghiệp ra trường) của toàn trường, có 484 SV đạt loại Giỏi (4,4%); 2.671 SV đạt loại Khá (24,3%); 2838 lượt SV nhận học bổng của trường.

Bên cạnh học tập, SV ĐH Quy Nhơn còn tích cực tham gia nghiên cứu khoa học. Năm học 2010-2011, có 200 SV đăng ký đề tài nghiên cứu, có 25 đề tài đạt giải "Tài năng khoa học trẻ" cấp trường được hiệu trưởng khen tặng. Trong đó, có 6 đề tài được chọn đi dự "Tài năng khoa học trẻ" cấp Bộ.

Trong những năm qua đã có nhiều SV ĐH Quy Nhơn tham dự các kỳ thi Olympic như Toán học, Vật lý, Hóa học đạt được những thành tích cao…


Nhân dịp này, ĐH Quy Nhơn đã khen thưởng 484 SV tiêu biểu có thành tích học tập xuất sắc nhất trường có điểm trung bình cả năm trên 8,0. Ban giám hiệu nhà trường cũng tuyên dương 14 gương SV của khoa Tài chính ngân hàng và Quản trị kinh doanh đã dũng cảm bơi ra giữa sóng dữ cứu 1 cán bộ hưu trí ở TP Quy Nhơn trong khi đi tắm biển ở khu du lịch Bãi Bàu (Phú Yên).

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-539759/hon-1-trieu-thay-co-han-hoan-don-ngay-nha-giao.htm

Tình nghĩa thầy trò

Posted: 20 Nov 2011 04:04 AM PST

(GDTĐ) – Dân tộc ta vốn tôn sư trọng đạo, vai trò thầy cô giáo luôn được coi trọng. Cuộc sống biến thiên, có những trường hợp nào đó, mối quan hệ thầy – trò trở nên méo mó nhưng thật might trong cuộc đời này vẫn còn có vô số criminal người âm thầm tô son cho đạo thầy trò, khiến nó vẫn sáng đẹp lung linh…

 

Tình người đưa đò

Ba mươi năm theo nghề bảng đen phấn trắng,đến tuổi về hưu, ông Nguyễn Thanh Hòa – thường được mọi người ở An Phú Đông (TP.HCM) gọi bằng cái tên thân mật là ông Tám Hòa, vẫn còn nặng lòng lắm với những lứa học trò.

Ngày ấy, chưa có phà nối hai bờ quận 12 và quận Gò Vấp, từng lứa học sinh đến trường trong tâm thế lo lắng vì phải lội nước. Nói như ông bà xưa, "cái nghiệp đưa đò" nó vận vào người, nên nhìn thấy cảnh ấy, ông Tám Hòa bỏ công bỏ sức thuyết phục chính quyền, vận động gom góp xây nên bến phà này, để rồi, suốt 16 năm qua, phà đưa bao lứa học trò đến trường mà không thu một đồng bạc lẻ tiền phí.

Cũng như thầy Nguyễn Thanh Hòa, thầy Hồ Xuân Thành, giáo viên Trường tiểu học Hưng Khánh (Hưng Nguyên, Nghệ An) vẫn canh cánh nỗi niềm của người đưa đò dù đã đến tuổi dành cho bản thân sự an hưởng. Thầy nghĩ đến những em học sinh nghèo hiếu học của vùng quê nghèo khó này mà tự sắm sửa bàn ghế, dọn dẹp gian nhà mở lớp học miễn phí cho học sinh lớp 4, lớp 5 trong vùng. Dưới sự chỉ bảo của thầy, học sinh trong xóm, trong xã tiến bộ vượt bậc, nhiều nhà giáo khác lấy thầy làm tấm gương để noi theo.

Thầy Tôn Thân
Thầy Tôn Thân

Những người thầy thâm niên là thế thì người trẻ cũng chẳng kém cạnh gì. Có dịp đến trường tiểu học Lộc Hòa, xã Lộc Hòa (huyện Long Hồ, Vĩnh Long), hỏi thầy Võ Thanh Phú cắt tóc, hình như học sinh nào cũng biết. Học nghề lại từ ông dượng, định làm nghề tay trái, nhưng nhìn thấy các em ở đây đa phần là học sinh nghèo, tóc tai chẳng mấy gọn gàng, thầy Phú đã tận dụng thời gian rảnh sau mỗi buổi dạy của mình để cắt tóc miễn phí cho các em. Trích gần tháng lương mua bộ đồ nghề hớt tóc, thầy Phú trở thành "ông thầy hớt tóc từ đó". Khi hớt tóc, thầy có thể tiếp cận học sinh, hiểu rõ tâm tư tình cảm của các em để giúp các đồng nghiệp khác dạy dỗ các em tốt hơn. Mới 26 tuổi, thầy Phú được đồng nghiệp đánh giá là một thầy giáo trẻ nhiệt tâm và rất có nghề. Năm học vừa qua, trường có cuộc bỏ phiếu bầu giáo viên được yêu thích nhất, thầy Phú là người được học sinh bỏ phiếu cao nhất.

Tại trường tiểu học Bắc Lý 2 (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An), mỗi ngày lại có cảnh tượng vừa lạ lùng vừa đẹp đẽ, đó là các thầy giáo phải thay nhau cõng các em qua suối để đến trường. Để các em đến lớp, các thầy các cô phải cật lực động viên phụ huynh, vì vậy mà khi criminal đi học gần như tất cả các gia đình đều giao hết trách nhiệm cho thầy cô.

Trường nằm cách bản một criminal suối. Để các em không bỏ học, các thầy các cô hàng ngày đã trở thành "con đò", đúng hiệu cõng các em qua suối, mùa hè cũng như mùa đông.

Thầy Võ Thanh Phú
Thầy Võ Thanh Phú

Lòng khách qua sông

Có một người thầy của những nhà khoa học nổi tiếng mà dù đã thành danh trên thế giới, họ vẫn nhắc tới ông với một niềm yêu kính vô hạn, đó là thầy Tôn Thân, giáo viên dạy toán cấp II của nhiều nhân vật nổi tiếng: GS Ngô Bảo Châu, GS Vũ Hà Văn, GS Lê Hồng Vân, GS Vũ Đình Hòa, GS Đặng Vũ Minh, nhà báo Thu Uyên… Nhớ đến thầy, học trò Đặng Hoàng Trung (khóa học 1976 – 1977), một trong ba học sinh đầu tiên của thầy được huy chương Toán quốc tế (kỳ thi lần thứ 16), sau khi được đi học ở nước ngoài đã gửi về một kiện hàng toàn sách Toán, nặng 20kg, nhờ mẹ đưa tận tay thầy trước ngày 20.11. Ngày 19.11, trời mưa lớn, vậy mà phụ huynh của Trung vẫn đội mưa hơn 2 cây số mang đến cho thầy.

Khi nói về người thầy mà mình nhớ nhất trong đời, bác sĩ Đỗ Tiến Hải (Bệnh viện Răng hàm mặt trung ương TP.HCM) đã bồi hồi nhắc đến tình cảm mà thầy Nguyễn Đức Tấn, trường chuyên văn – toán Đức Phổ (Quảng Ngãi) dành cho mình. "Hồi ấy, ngoài giờ dạy thầy phải làm nhiều việc khác để mưu sinh. Thế nhưng dạy kèm học sinh tại nhà, thầy khuyến khích: "Em nào học giỏi sẽ được miễn học phí" nên hầu hết chúng tôi đều được miễn học phí. Có bữa học khuya quá tôi còn ngủ luôn tại nhà thầy. Rồi thầy chuyển vào Sài Gòn, nhưng thầy vẫn quan tâm đến học trò cũ, nhất là những học sinh có gia cảnh khó khăn. Năm tôi học lớp 11, gia đình tôi rơi vào cảnh khốn khó, thầy gọi điện về bảo ba tôi là đã chuẩn bị đầy đủ điều kiện cho tôi vô Sài Gòn học. Sống trong nhà thầy, ba đứa sinh viên chúng tôi được thầy coi như con. Lúc mới vào tôi muốn đi làm thêm nhưng thầy khuyên: "Tập trung học tốt trong giai đoạn đầu để được tuyển thẳng vào giai đoạn 2 đã, rồi thầy sẽ tìm việc cho con". Khi tôi được tuyển thẳng vào ĐH Y dược TP.HCM, thầy giới thiệu chỗ dạy kèm cho tôi (thù lao đủ để tôi trang trải mọi chi phí học hành của mình trong suốt gần năm năm học còn lại). Thầy là thần tượng không chỉ của riêng một mình tôi mà còn là thần tượng của nhiều thế hệ học trò".

Thầy Tôn Thân và GS Ngô Bảo Châu
Thầy Tôn Thân và GS Ngô Bảo Châu

Thầy có công, trò chẳng phụ

Tuổi học sinh là lứa tuổi luôn muốn khẳng định mình nhưng do hiểu biết còn hạn hẹp, kinh nghiệm sống non nớt nên dễ mắc sai lầm. Sự tin tưởng từ người lớn, đặc biệt là của cha mẹ, thầy cô là một động lực giúp teen ý thức được những việc mình làm sao cho không phụ lòng mong đợi đó.

Nhờ vào câu nói đầy tin tưởng của cô giáo chủ nhiệm "Minh là một học sinh ngoan, tôi tin tưởng em ấy" mà H.Minh (CĐ Du lịch) trước đây vốn là 1 học sinh thuộc nhóm cá biệt của trường đã rũ bỏ những suy nghĩ sai lầm để trở về với criminal đường học hành.

Muốn đến gần học sinh, có đôi khi thầy cô cũng nên trở thành người bạn lớn, rút ngắn khoảng cách thầy trò. Như trường hợp thầy L.T của trường cấp 3 L.T.V (Hà Nội). Dù mới đi dạy không lâu nhưng thầy đã nổi tiếng khắp trường, không chỉ bởi trình độ học vấn mà còn cả sự thân thiện, dễ mến. Facebook của thầy hàng ngày "accept" không biết bao nhiêu "request xin kết bạn" của học sinh. Khoảng cách thầy trò dường như không còn nữa, chỉ thấy ở đó là tình anh em, thân thiết như thể gia đình.

Thầy cô dù có là người lớn thì đôi khi vẫn mắc phải sai lầm, và lúc đó sẵn sàng nói 2 chữ "xin lỗi" với trò. Q.Tùng (ĐH GT – VT) sẽ còn nhớ mãi cô giáo dạy Toán hồi cấp 2 của mình. Trong giờ Hình học, cô cho bài tập liên quan tới đường tròn, Tùng có 1 cách làm khác nhưng khi cậu bạn trình bày thì cô lại cho rằng cách đó sai và vô lí, rồi cô tự ái bỏ ra ngoài. Một lúc lâu thì thấy cô đi vào, nói: "Ừ cô nhầm, cách làm của em rất đúng. Cô xin lỗi nhé!". Hóa ra trong lúc bỏ ra ngoài, cô đã lấy giấy bút và làm lại bài toán theo cách giải của Tùng. Kỉ niệm nhỏ vậy thôi nhưng mỗi lần nghĩ lại, Tùng lại thấy vui vui.

 

 

 

Nhật My

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201111/Tinh-nghia-thay-tro-1955913/

Đào tạo giáo viên tiếng Anh: Vận dụng những gì sẵn có

Posted: 20 Nov 2011 04:04 AM PST

Đào tạo giáo viên tiếng Anh: Vận dụng những gì sẵn có

TT – Tôi là một nhà giáo đang sinh sống ở Hội An. Trước đây, tôi đã có 17 năm dạy tiếng Anh ở Úc, Nhật, Hàn Quốc…

Một buổi học tiếng Anh của học sinh lớp 3 Trường tiểu học Phan Đình Phùng, TP.HCM – Ảnh: NHƯ HÙNG

Tôi nhận thấy hiện negative nhiều giáo viên tiếng Anh ở VN chỉ được đào tạo quanh quẩn trong những khuôn mẫu cũ kỹ, đặt nặng về lý thuyết. Nhiều giáo viên thực tập dành quá nhiều thời gian để học ngữ nghĩa tiếng Anh, soạn giáo án chi tiết và những bài tập ngữ pháp buồn tẻ.

Thế nhưng khi tôi tình cờ đặt một câu hỏi ngữ pháp đơn giản cho một giáo viên thì cô ấy không thể giải đáp được mặc dù cô có đến ba cuốn sách về ngữ nghĩa tiếng Anh trong tủ sách sau bàn làm việc. Một số giáo viên còn gặp khó khăn khi giao tiếp với người bản ngữ thì làm sao dạy ngoại ngữ cho học sinh?

Tôi nghĩ chúng ta có thể dạy giáo viên khả năng tự dạy mình. Tôi muốn nói đến việc đào tạo giáo viên cách tìm kiếm tài liệu giảng dạy, ý tưởng, hướng giải quyết sáng tạo trên mạng. Họ cũng cần nâng cao kỹ năng vẽ bản đồ tư duy, liên kết các ý nghĩ và khái niệm ngôn ngữ, củng cố kiến thức chuyên ngành về ngữ âm, phát âm, luyện kỹ năng nghe nói.

Cần có thêm nhiều trang web là các cơ sở dữ liệu bao gồm nhiều mục liên quan đến giáo dục như các bài giảng, trò chơi trong lớp, kỹ năng dạy tiếng Anh được chia sẻ bởi các giáo viên kinh nghiệm cho mọi người tham khảo. Ở nước ngoài có những trang web rất hữu ích cho giáo viên dạy tiếng Anh.

Nếu giáo viên nhiều nơi chưa có khả năng vào mạng Internet, chúng ta có thể cung cấp những cuốn sách phát triển ngành nghề cho giáo viên, những tài liệu giảng dạy của Bộ Giáo dục – đào tạo cho khoa tiếng Anh của các trường.

Nếu có điều kiện hơn nữa, các trường ĐH chính quy ở một vùng nào đó có thể cùng nhau mời các giáo viên bản ngữ có kinh nghiệm đến VN và gửi những giáo viên vùng xa về học với các chuyên gia. Các nước châu Á khác đã tổ chức thành công những chương trình cung cấp giáo viên nước ngoài cho các trường công dài hạn như JET (Japan Exchange and Teaching Program) của Nhật Bản và EP (English Programme) của Thái Lan.

Nền giáo dục VN thật ra đang phát triển rất mạnh mẽ, đặc biệt trong việc đào tạo ngành nghề. Để nâng cao chất lượng giáo dục, chúng ta không cần sáng tạo những cái mới mà nên vận dụng những gì có sẵn.

Stivi Cooke (giáo viên, người Úc)
PHƯƠNG THÙY ghi

Nguồn: http://tuoitre.vn/Ban-doc/Trong-mat-nguoi-nuoc-ngoai/465822/Dao-tao-giao-vien-tieng-Anh-Van-dung-nhung-gi-san-co.html

Tái cấu trúc đầu tư giáo dục, tại sao không?

Posted: 20 Nov 2011 04:03 AM PST

– Nhà giáo ưu tú Vũ Thế Khôi, criminal trưởng cố GS Vũ Đình Hòe cho rằng đã đến lúc tái cơ cấu hệ thống giáo dục và tái cấu trúc đầu tư cho giáo dục. Ngày 19/11, ông gửi tới VietNamNet ý kiến của mình. Để rộng đường dư luận, VietNamNet giới thiệu bài viết của ông và mong nhận được sự tranh luận của độc giả với tác giả. Mọi ý kiến xin gửi về: bangiaoduc@vietnamnet.vn hoặc theo mẫu phản hồi ở cuối bài viết.

 

Học sinh Trường Tiểu học Sơn Điện 2, xã Sơn Điện, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Lê Anh Dũng

Từ thực tế đau lòng – criminal em nhà nghèo bỏ học hàng loạt

Báo Dân Trí từng đăng lời kêu cứu: "Ngăn chặn làn sóng bỏ học", cho biết mỗi năm có đến 1,2 triệu học sinh các cấp bỏ học, gần nửa criminal số đó lại là các cháu theo Luật phổ cập giáo dục tiểu học 1991 thuộc diện Nhà nước có trách nhiệm thực thi quyền cơ bản của trẻ em – được học miễn phí.

Báo chí cũng đã nhiều lần nêu gương tốt của những đứa trẻ mới 11 – 12 tuổi đành phải thôi học để đi làm nuôi em ăn học – những tấm gương hiếu đễ khiến tất cả những ai có lương tri đều cảm phục mà đau lòng.

Một trong những nguyên nhân chính là vì học phí các loại đã vượt quá khả năng của các gia đình lao động nghèo.
Ngoài học phí chính thức còn "quỹ trường", "quỹ lớp" thu mỗi học kỳ đã năm-sáu trăm ngàn đồng, ngày càng nhiều sáng kiến "tự nguyện" đóng thêm phí học đường.

Báo Tiền Phong đã phanh phui cho 1 việc "tự nguyện" thôi mà có Ban đại diện phụ huynh của trường công lập ở Hà Nội đã thu thêm đến năm trăm, thậm chí hàng triệu đồng/1 học sinh, thì cho dù Nhà nước có cấp học bổng cho học sinh nghèo, các gia đình có thu nhập thấp cũng không cáng đáng nổi các loại phí học đường nữa, và criminal em của họ, nếu không phải tất cả thì đứa lớn nhất cũng sẽ phải tự hy sinh, bỏ học đi đánh giầy, bán báo, chạy chợ, làm ô-sin, nhặt rác…lo phụ giúp cha mẹ kiếm tiền nuôi sống gia đình và nuôi em ăn học.

Nếu như đối với các "đại gia" và các vị quan chức lương cao, có vị chất ngất đến hàng 1 – 2 tỷ đồng/năm (lại thêm bổng lộc không ai đo đếm được nữa) thì việc rút ra một lúc mấy trăm ngàn đồng, thậm chí cả triệu đồng chi cho việc học của criminal mình có thể gọi là tự nguyện, chứ đối với đại đa số người dân sống bằng lao động bươn chải ngày ngày, đó là một sự "tự nguyện" phi lý và bất công (giàu nghèo đóng góp ngang nhau, trong khi thu nhập thì giầu nghèo cách biệt đã đến mức khủng khiếp!).

Không đóng góp được chỉ còn cách "thuyết phục" criminal lớn thôi học, mà nếu cha mẹ không nỡ mở miệng ra nói điều đau lòng đó thì những đứa trẻ biết nghĩ và có lòng tự trọng cũng bỏ học: chúng đến lớp sao được khi người ta làm một việc phản sư phạm là tuyên đọc trước mặt bạn học của chúng danh sách những phụ huynh còn nợ tiền đóng góp "tự nguyện".

Lối thoát: tái cơ cấu hệ thống giáo dục và tái cấu trúc đầu tư cho giáo dục

Tuy nhiên, dẫu có phê phán bao nhiêu trên báo chí và ở cả những diễn đàn cao cả nhất, thậm chí có ra bao nhiêu quyết định thì, cũng như đối với hiện tượng dạy thêm – học thêm, các quỹ "tự nguyện" ở các trường tiểu học công – cơ sở chủ yếu thực thi Luật phổ cập giáo dục – vẫn cứ tồn tại.

Tạm bỏ sang bên những tiêu cực có thật trong việc thu thêm các phụ phí học đường, vẫn có những nhu cầu khách quan mà không một quyết định duy ý chí nào bác bỏ được: trường lớp xập xệ, thiếu ánh sáng, không đảm bảo chống nóng, chống lạnh cho trẻ, nhà vệ sinh khủng khiếp và hơn hết là lương giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường còn không đủ sống trong điều kiện giá cả nhu yếu phẩm leo thang đến chóng mặt – những vấn đề nan giải này, đội ngũ làm trực tiếp là hiệu trưởng các trường, Giám đốc các Sở GD-ĐT và chính phụ huynh học sinh thấy rõ hơn "ông Bộ", có thể nói là "cảm nhận" ngày ngày, nên gần đây đã có người công khai ủng hộ lạm thu.

Học sing Trường Tiểu học Đồng Phú 2, xã Đồng Phú, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Ảnh: Lê Anh Dũng

Chỉ có thể cơ bản khắc phục vấn nạn này (và hàng loạt vấn nạn khác kèm theo) nếu như:

1) ngành giáo dục từ bỏ hai căn bệnh thâm căn cố đế, là: chạy đua thành tích và "cải tiến cải lui" theo các "dự án" kiểu "Cải cách chữ viết" sang kiểu chữ "cụt đầu" – như trẻ em gọi, "cải cách" bắt đầu dạy vần không từ chữ A như thiên hạ và ông cha vẫn làm, mà từ chữ O, rồi lại "cải" từ chữ O sang chữ E v.v và v.v…; tiêu tốn mỗi lần "cải" hàng ngàn tỷ in lại sách giáo khoa, mà lẽ ra có thể dành số tiền đó chi cho các nhu cầu cấp thiết của giáo dục tiểu học;
2) kiên quyết thực hiện phương châm mà Hội nghị TW 3 khóa XI vừa mới đề ra là "tái cấu trúc đầu tư với trọng tâm là đầu tư công" .
Nhà nước ta chi đến 20% ngân sách cho giáo dục. Mới đây báo chí đưa tin Việt Nam thuộc nhóm nước có tỷ lệ chi cho giáo dục cao nhất.
Thế nhưng, chính do đua với người về thành tích tỷ lệ cử nhân/thạc sĩ/tiến sĩ trên đầu người mà 20% của tổng ngân sách còn nhỏ bé được đầu tư dàn trải cho tất tật các cấp học từ mẫu giáo cho đến tiến sĩ.

Theo quan điểm khoa học giáo dục hiện đại, thiết kế một hệ thống giáo dục, phải thiết kế từ mục tiêu cuối cùng, từ mô hình chuyên gia – sản phẩm của hệ thống giáo dục đó, tức từ người tốt nghiệp đại học phải có những phẩm chất, kiến thức và kỹ năng gì, có nghĩa là phải thiết kế từ trên xuống.

Nhưng xây dựng  (hoặc cải cách, xây dựng lại) một hệ thống giáo dục phải làm từ dưới lên, tức từ cấp tiểu học. Xây nhà phải xây từ móng, không ai có thể làm ngược lại là từ mái.

Chúng ta hãy dũng cảm thoái lui ("dũng thoái" – chữ các cụ xưa dùng trong những tình huống "dũng tiến" là húc đầu vào đá tảng!) khỏi các dự án "Đại học chất lượng cao", "20.000 tiến sĩ", "70.000 tỷ "đổi mới" nọ kia" v.v… mà tập trung đầu tư cho hệ tiểu học hiện hành, cải cách và kiện toàn nó, nghiêm chỉnh thực thi Luật phổ cập giáo dục tiểu học, thực hiện bằng được một cấp học hoàn toàn không học phí, không bất kỳ một khoản phụ thu nào trong các trường công, làm cho trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò.

Nếu Nhà nước ra Luật phổ cập phổ thông cơ sở thì phải đủ tiềm lực đảm bảo cho tất cả học sinh quyền cơ bản được học miễn phí tại các trường công từ lớp 1 đến lớp 9.

Tất cả các cấp học còn lại đều phải đóng học phí ở những mức khác nhau, theo nguyên tắc cấp càng cao thì học phí càng cao, strain strain với một chính sách Nhà nước và xã hội cấp học bổng cho học sinh nghèo và tài năng (chứ không phải cào bằng học phí cho tất cả để "được tiếng").

Một ngộ nhận tai hại

Chúng ta thường tự hào rằng học phí đại học của ta thấp nhất thế giới. Một ngộ nhận tai hại! Học phí thấp ở đại học đã góp phần hỗ trợ cái tâm lý không đúng là tất cả, bất chấp năng lực cá nhân thế nào, đều có thể và phải học đại học.

Các trường đại học thì buộc phải hạ điểm chuẩn nhằm lấy đủ chỉ tiêu hoặc vượt chỉ tiêu để thu học phí trang trải kinh phí đào tạo ở mức tối thiểu. Kinh phí đào tạo tối thiểu lại phục vụ số lượng sinh viên tối đa, nên đương nhiên chất đào tạo lượng thấp.

Chẳng có gì lạ là sau khi cầm tấm bằng cử nhân chất lượng thấp, một bộ phận không nhỏ các cô cậu tân cử nhân đã phải trả thêm tiền để theo học các trường lớp dạy nghề vi tính, sửa chữa xe máy hoặc chỉ bưng bê, hầu phòng khách sạn … mong tìm được việc làm của người thợ hoặc tạp vụ!

Chúng ta nói leo lẻo "học tập tư tưởng Hồ Chí Minh", nhưng quên nhiều lời dạy thiết thực của Người, trong đó có lời dạy không chạy theo những nguyện vọng, tuy có thể thông cảm về mặt cá nhân, nhưng vô lý về mặt nhà nước, nên đã bỏ bê dạy nghề mà chạy đua lập tràn lan các trường đại học.

Năm 1957 Hồ Chủ tịch viết bài Học sinh và lao động: "Thi đỗ tiểu học rồi thì muốn lên trung học; đỗ trung học rồi, thì muốn lên đại học – riêng về mỗi cá nhân của người học sinh thì ý muốn ấy không có gì lạ. Nhưng chung đối với nhà nước thì ý muốn ấy thành vô lý …". Và Người đặt nhiêm vụ cho ngành giáo dục: "" phải chuẩn bị tư tưởng cho học sinh sẵn sàng tham gia sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, hoặc công việc xây dựng khác" (Bác Hồ với giáo dục. – Bảo tàng Hồ Chí Minh NXB Giáo dục – 2008, tr. 161).

  • Vũ Thế Khôi

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/dien-dan/49085/tai-cau-truc-dau-tu-giao-duc--tai-sao-khong-.html

Câu chuyện cảm động về Người Thầy kính yêu

Posted: 19 Nov 2011 08:09 AM PST

 

Hoàn cảnh gia đình lúc đó lại càng khó khăn hơn. Mặc dầu lúc ấy mới 13 tuổi nhưng tôi rất thấu hiểu hoàn cảnh gia đình mình. Hình như hoàn cảnh đã làm cho tính cách của criminal người cũng ảnh hưởng theo, chính vì vậy mà nét mặt  tôi lúc nào cũng phảng phất

 

nỗi ưu tư không hồn nhiên vui vẻ như bạn bè cùng trang lứa.

 

 

Năm tôi bước vào lớp 10, giáo viên chủ nhiệm lớp tôi là một thầy giáo người Phú Lộc mới lên nhận trường, ngoài công việc chủ nhiệm, thầy còn dạy chúng tôi thêm môn Văn. Trong các năm học ở Tiểu học rồi Trung học tôi luôn là học sinh trung bình khá. Nhưng 3 năm học cấp III tôi đều đạt danh hiệu học sinh Tiến tiến và học sinh Giỏi, đó là điều đặc biệt mà chỉ có tôi mới hiểu được nguồn cội sâu xa. Chính Thầy đã giúp tôi có  nguồn động lực mạnh mẽ để nỗ lực phấn đấu hết mình.

 

 

Tôi còn nhớ mãi một lần, hôm ấy tôi đến lớp mang theo nỗi buồn nặng trĩu vì mẹ phải nhập viện để mổ ở bệnh viện Trung ương Huế mà tiền chẳng còn bao nhiêu ngoài đồng lương hưu ít ỏi của mẹ. Suốt cả buổi học, tôi cố gắng tiếp thu bài bình thường không thể hiện gì ra bên ngoài nhưng không hiểu sao thầy vẫn cảm nhận được nỗi buồn và sự khác lạ trong tôi.

 

 

Lúc ra về thầy gọi các bạn nữ trong lớp ở lại để hỏi thăm hoàn cảnh của tôi. Từ hôm sau trở đi thầy đối xử với tôi thật lạ, thầy gần gũi tôi nhiều hơn, động viên tôi phấn đấu học tập. Thầy sợ tôi vì hoàn cảnh gia đình mà bỏ bê việc học nên thường xuyên kiểm tra bài cũ tôi, cả khi học bài mới thầy cũng gọi tôi trả lời nhiều hơn và cũng khen ngợi tôi trước lớp rất nhiều. 

 

 

Sau mỗi lần như vậy tôi cảm thấy kính trọng và yêu quý thầy vô cùng, càng quý trọng thầy, tôi càng phấn đấu học tập. Hằng đêm, bên ngọn đèn khuya của xứ rừng vắng lặng tôi miệt mài học tập. Hình ảnh thầy, nét mặt vui tươi rạng ngời của thầy  khi tôi thuộc bài và  những lời căn dặn của thầy cứ thôi thúc tôi phấn đấu, hăng contend học tập. Lúc ấy tôi chỉ nghĩ rằng mình cố gắng học là để thầy vui, là được nhận những lời khen ngọt ngào của thầy chứ chưa ý thức được rằng học tập tốt cũng là ích lợi cho mình về sau.

 

 

Ngày tháng trôi qua, tôi càng tự tin hơn, vui vẻ phấn chấn hẳn lên không còn mặc cảm tự ti như trước nữa. Việc học của tôi cũng đã chuyển biến rõ rệt, nhiều bài văn của tôi đã được thầy lưu giữ và được đem ra đọc mẫu trước lớp cho các bạn học tập. Khỏi phải nói là thầy tôi đã vui sướng như thế nào. Cuối năm học ấy tôi đã đạt học sinh  Tiên tiến; riêng môn văn thầy dạy, tôi đạt loại giỏi.

 

 

Kết thúc năm học ấy,  thầy được chuyển về quê dạy học. Ngày tiễn thầy, thầy dặn dò khuyên nhủ từng đứa học sinh như người cha căn dặn các criminal trước lúc đi xa,  mấy đứa criminal gái đứa nào cũng khóc, còn tôi từ khi thầy xa trường, tôi thấy trống vắng lạ kì như thể mình mất mát một cái gì đó rất thiêng liêng mà không gọi tên được.

 

 

Không phụ lòng thầy đã chăm lo cho mình, tôi tiếp tục phấn đấu học và  hai năm học tiếp theo tôi đều đạt danh hiệu học sinh Tiên tiến và học sinh Giỏi. Điều đặc biệt là tôt nghiệp THPT, tôi là người đạt điểm cao nhất lớp với tổng số 32 điểm cho 4 môn thi (Toán, Văn, Lí, Hóa); đây là thành tích không nhỏ đối với một trường Thanh Niên Dân Tộc vừa học vừa làm thời đó.

 

 

Thời gian thấm thoắt thoi đưa, bây giờ  tôi cũng đã là một đồng nghiệp của Thầy và cũng đã  có lúc tôi gặp những khó khăn, muộn phiền về học trò và cũng có khi thấy mình nóng vội chưa kiên trì  tìm hiểu thấu đáo để giải quyết cho thật tốt mọi tình huống gặp phải. Tuy nhiên càng trải nghiệm, càng giúp tôi biết lựa chọn cách giải quyết hợp tình hợp lí hơn và dù lựa chọn cách giải quyết nào thì thầy cô giáo cũng cần có tấm lòng yêu thương, cảm thông và chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của học trò, từ đó cảm hóa và thuyết phục các em.

 

 

Tôi nhớ mãi một câu nói giầu ý nghĩa: " Nhu cầu vật chất đến một lúc nào đó người ta sẽ thấy thỏa mãn nhưng nhu cầu yêu thương và sẻ chia thì chẳng bao giờ là đủ cả". Tôi tâm đắc câu nói này và lấy đó làm lẽ sống, làm kinh nghiệm ứng xử trong cuộc sống và áp dụng vào trong cuộc đời làm cô giáo của mình. Đấy cũng là criminal đường lựa chọn theo tấm gương Người Thầy kính yêu của mình.

 

 

Huyền Thanh

 

 

LTS Dân trí - Trong quãng đời học sinh của mình, hầu như ai cũng có những kỷ niệm thật khó quên, ghi lại những ấn tượng thật đẹp về tình nghĩa thầy trò cũng như tình cảm bạn bè gắn bó với nhau qua nhiều năm học.

 

 

Dù 23 năm đã trôi qua, tác giả bài viết trên đây vẫn còn vẹn nguyên trong lòng những kỷ niệm và tình cảm sâu nặng về một Người Thầy có tấm lòng nhân hậu, luôn quan tâm gần gũi học trò, nên biết được những diễn biến tâm lý và những khó khăn mà trò mình đang gặp phải, từ đó động viên và giúp đỡ trò có niềm tin và nghị lực phấn đấu để trở thành một học sinh giỏi và đỗ đầu trong kỳ thi tốt nghiệp THPT của một Trường Thanh niên dân tộc vừa học vừa làm. Đấy không chỉ là kỷ niệm nói lên tình cảm sâu nặng đối với Người Thầy hơn 20 năm về trước mà còn là bài học quý giá để cô tiếp bước trên criminal đường mà Thầy mình đã lựa chọn.

 

 

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-539631/cau-chuyen-cam-dong-ve-nguoi-thay-kinh-yeu.htm

Comments